Theo ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, cơn bão số 1 (tên quốc tế là Bolaven) là trường hợp bão muộn và hiếm.
Bình Thuận cấm tàu ra biển từ 10 giờ ngày 3/1 để ứng phó với cơn bão số 1 năm 2018. Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN
Ông Lê Thanh Hải cho biết, mùa bão trong một năm ở Biển Đông thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, trong đó, tập trung chủ yếu vào tháng 8, 9 và 10. Tuy nhiên, cũng có năm mùa bão xuất hiện sớm nhất vào tháng 4 và kéo dài đến tận tháng 1 và tháng 2 năm sau.
Nói về sự xuất hiện bất thường của cơn bão số 1 vào tháng 1/2018, ông Lê Thanh Hải nhận định, khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương được gọi là "ổ bão" trên toàn cầu, nơi xuất hiện 31% các cơn bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) trên toàn thế giới, trong đó, khu vực biển Biển Đông chiếm 40% trong số 31% kể trên.
Và trong vòng 72 năm trở lại đây (tính từ năm 1945 đến năm 2017), chỉ tính riêng tháng 1, ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương có 34 cơn bão và ATNĐ, nghĩa là trung bình 2 năm mới có 1 cơn. Còn vùng Biển Đông cũng trong 72 năm này, chỉ có 7 cơn bão và ATNĐ, tức là 10 năm mới có 1 cơn, trong số đó, chỉ có duy nhất ATNĐ hồi tháng 1/2010 ảnh hưởng đến ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu đến Sóc Trăng. Như vậy, tháng 1 hàng năm rất hiếm gặp bão hay ATNĐ.
Ông Lê Thanh Hải cho biết thêm, theo nghiên cứu của các chuyên gia khí tượng của Việt Nam gần đây, đang có xu hướng gia tăng các cơn bão và ATNĐ ảnh hưởng đến Nam Trung bộ và Nam bộ.
Bằng chứng là chỉ trong vòng 2 tháng (từ tháng 12/2017 đến tháng 1/2018) xuất hiện hai cơn bão là bão số 16 Tembin của năm 2017 và bão số 1 Bolaven của năm 2018 ảnh hưởng đến Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Điều này cho thấy, có xu hướng gia tăng các cơn bão trái mùa và trái với quy luật thông thường.
Dự báo, rất có thể khu vực Nam Trung bộ, Tây nguyên và Nam bộ từ nay đến tháng 2, 3 có thể xuất hiện nhiều giông, lốc và mưa trái mùa.
Các chuyên gia nhận định, hiện tượng các mùa bị kéo dài ra và các cơn bão thì có xu hướng lệch về phía nam nhiều hơn như vậy, khả năng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Sáng 22/5, Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi đến năm 2030, cùng chính sách miễn, hỗ trợ học phí cho một số cấp học.
Để đảm bảo an toàn cho học sinh trong dịp hè, ngành GD&ĐT Hà Tĩnh đã chỉ đạo các trường trên địa bàn tăng cường giáo dục kỹ năng phòng, tránh đuối nước cho các em.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Tĩnh khuyến cáo, mùa nắng nóng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn trong thức ăn sinh sôi, nếu thực phẩm không được chế biến, bảo quản an toàn thì có thể gây ngộ độc.
Nỗi lo di chuyển xa để chữa bệnh đã vơi bớt đối với bệnh nhân chạy thận ở Hương Sơn (Hà Tĩnh). Bởi giờ đây, Trung tâm Y tế huyện đã là nơi họ được tiếp cận hệ thống máy móc tiên tiến và nhận được sự tận tình, trách nhiệm từ đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng.
Đây là một trong những yêu cầu mà UBND tỉnh Hà Tĩnh đặt ra với UBND cấp huyện trong quá trình chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 và Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026.
Bước vào mùa nắng nóng, các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh đã chủ động triển khai nhiều giải pháp “hạ nhiệt” hiệu quả tại nơi làm việc cho công nhân.
Sau thời gian khởi công, dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 8C đoạn quốc lộ 8 - đường Hồ Chí Minh (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) thi công ì ạch, ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân.
Bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh cảnh báo, thời tiết nóng gắt cộng thêm việc sinh hoạt không điều độ sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ đột quỵ, nhất là đối với người trẻ.
Lãnh đạo tỉnh đề nghị ngành Giáo dục Hà Tĩnh tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục, đào tạo; quan tâm xây dựng đội ngũ nhà giáo tâm huyết, trách nhiệm.
Với nhiều cách làm sáng tạo trong công tác an sinh xã hội, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã đạt được nhiều kết quả trong công tác giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống cho người dân.
Với những chương trình "đấu trí" sôi nổi, hấp dẫn, các bạn nhỏ Trường Mầm non quốc tế Trung Kiên (TP Hà Tĩnh) đã có cơ hội rèn luyện kỹ năng, giao lưu, kết nối và học hỏi.
Là huyện miền núi, đời sống người dân còn nhiều khó khăn lại thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai nên Hương Khê là địa phương có số nhà tạm, nhà dột nát cần phải xóa nhiều nhất Hà Tĩnh. Với quyết tâm: “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, huyện đã huy động các nguồn lực và bằng nhiều cách làm sáng tạo đã về đích chương trình sớm hơn so với kế hoạch đề ra.
Kỳ đánh giá năng lực vào lớp 6 Trường Albert Einstein năm nay hiện đang thu hút hàng trăm học sinh trên địa bàn TP Hà Tĩnh đăng ký tham gia. Điều gì tạo nên sức hút ở lớp 6 của ngôi trường này?
Đã qua cao điểm dịch cúm nhưng vẫn còn không ít người dân Hà Tĩnh phải nhập viện do chủ quan. Đây cũng là điều đáng lo ngại trước nguy cơ tái bùng phát dịch COVID-19 hiện nay.
Không chỉ nổi bật về chuyên môn, thầy Kiều Thế Thành (Trường THPT Cù Huy Cận, Vũ Quang, Hà Tĩnh), còn là tấm gương sáng về sự tận tâm và hết lòng vì học sinh thân yêu.
Tập 7 của chương trình “Ô cửa tiếng Anh” mùa 2 đã mang đến một trận đấu đầy hấp dẫn và gay cấn giữa hai đội thi đến từ Trường THCS Kỳ Tân (huyện Kỳ Anh) và Trường THCS Phú Gia (huyện Hương Khê).
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cách làm quyết liệt, đến nay huyện Đức Thọ đã hoàn thiện xây dựng 67/67 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Những ngôi nhà mới khang trang, kiên cố được hỗ trợ xây dựng đã tạo động lực cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện vươn lên thoát nghèo, phát triển cuộc sống mới.
Nhiều mô hình đảm bảo an toàn giao thông cho học sinh Hà Tĩnh được triển khai, song, trái với thời điểm mới ra mắt, các mô hình dần để lộ nhiều hạn chế.
Theo thống kê Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, tính đến ngày 19/5, mưa lớn, sạt lở đất đã làm 9 người chết và 7 người bị thương cùng với nhiều thiệt hại nghiêm trọng tại các địa phương.
Kết quả của lần thi thử đầu tiên chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 ở Hà Tĩnh chưa như mong muốn, các nhà trường đang điều chỉnh kế hoạch dạy học, ôn tập phù hợp để hướng tới một kỳ thi có kết quả cao hơn.
Các đơn vị, cấp, ngành liên quan ở Hà Tĩnh đã thành lập hàng chục điểm chốt chặn tại các cửa rừng, kiểm soát chặt chẽ người ra vào rừng, phát hiện xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố.
Để đạt mục tiêu về đích xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 19/5, vượt tiến độ 6 tháng so với kế hoạch chung của cả nước, Hà Tĩnh đã có nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo.
Sau gần 2 ngày nỗ lực tìm kiếm, lực lượng chức năng và gia đình đã tìm thấy thi thể em N.M.H. (SN 2013, xã Xuân Hồng, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) bị đuối nước vào chiều ngày 17/5.