“Bảo tồn và phát huy các giá trị di tích đền Chợ Củi”

(Baohatinh.vn) - Với 12 tham luận trình bày tại buổi tọa đàm, các nhà nghiên cứu đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đền Chợ Củi (xã Xuân Hồng, Nghi Xuân, Hà Tĩnh).

Sáng 26/10, UBND huyện Nghi Xuân phối hợp với Viện Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa (thuộc Liên hiệp các Hội khoa học Việt Nam) tổ chức hội nghị tọa đàm bảo tồn và phát huy các giá trị di tích đền Chợ Củi.

Dự buổi tọa đàm có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; các sở, ngành liên quan, huyện Nghi Xuân và các nhà nghiên cứu văn hóa trong nước.

2-5485-3051.jpg
Các đại biểu tham dự buổi tọa đàm

Phát biểu mở đầu buổi tọa đàm, Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân Bùi Việt Hùng nhấn mạnh: Trải qua nhiều lần trùng tu tôn tạo, đền Chợ Củi vẫn giữ được nét xưa, trang nghiêm thần bí, hài hòa với cảnh quan sông núi. Song, di tích này chưa được khám phá đầy đủ. Mặt khác, thực tiễn hoạt động tín ngưỡng tâm linh, tổ chức lễ hội ở đây nhiều thập kỷ qua cũng diễn tiến khá phức tạp, dẫn đến những trở ngại cho công tác quản lý và phát huy các giá trị của di tích.

4-9892-4867.jpg
Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân Bùi Việt Hùng phát biểu tại buổi tọa đàm.

Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân mong muốn qua buổi tọa đàm sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu văn hoá trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích quốc gia đền Chợ Củi nhằm đề ra các giải pháp hữu hiệu trong công tác quản lý, phát huy các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du lịch về nguồn và văn hóa tâm linh tín ngưỡng của du khách khi về với mảnh đất Nghi Xuân.

Tại buổi tọa đàm có 12 bài tham luận và nhiều ý kiến nêu về lịch sử hình thành, tín ngưỡng thờ tự và các lễ hội truyền thống tại đền Chợ Củi.

3-9437-9442.jpg
Thạc sĩ Hồ Việt Anh - Viện nghiên cứu bảo tồn văn hóa tham luận về những giá trị đặc sắc của đền Chợ Củi nhìn từ góc độ văn hóa tâm linh

Các tham luận tập trung vào các chủ đề như: những giá trị đặc sắc của đền Chợ Củi nhìn từ góc độ văn hóa tâm linh; lễ hội truyền thống và biến đổi; chầu văn, hầu đồng ở đền Chợ Củi - một số giá trị tiêu biểu và những điều cần quan tâm; không gian tổ chức lễ hội di tích đền Chợ Củi và những vấn đề đặt ra; giải pháp phát huy giá di sản văn hóa đền Chợ Củi trong thực hiện chiến lược chấn hưng văn hóa hiện nay; một số khuyến nghị nhằm nâng cao giá trị nghi thức lễ hội ở đền Chợ Củi; phát huy hiệu quả kinh tế trong quản lý đền Chợ Củi...

1-1839-8930.jpg
Tiến sỹ Nguyễn Thị Hoài Phương - Trường Đại học KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội) tham luận về giải pháp phát huy giá di sản văn hóa đền Chợ Củi ở Nghi Xuân trong thực hiện chiến lược chấn hưng văn hóa hiện nay

Thông qua buổi tọa đàm đã làm rõ những giá trị di sản vật thể, di sản phi vật thể và di sản tư liệu về đền Chợ Củi. Việc nghiên cứu di tích văn hóa, kiến trúc nghệ thuật; truyền thuyết; thuần phong mỹ tục thờ cúng, tập quán tâm linh và lễ hội dân gian ở đền Chợ Củi để thực những giá trị của di sản, kết hợp giới thiệu danh lam, thắng cảnh của Nghi Xuân.

Cùng đó là những phân tích, đánh giá những vấn đề bất cập trong các quy định pháp lý cũng như những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn quản lý, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp thiết thực để tăng cường phát huy giá trị của di tích đền Chợ Củi trong thời gian tới.

5-4472-1641.jpg
Giáo sư, Tiến sỹ Hồ Trọng Ngũ - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa phát biểu kết thúc buổi tọa đàm.

Phát biểu kết thúc buổi tọa đàm, Giáo sư, Tiến sỹ Hồ Trọng Ngũ - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa đánh giá cao các ý kiến tham luận, đồng thời tiếp thu chuyển đến các chủ thể quản lý các cấp để tiếp tục duy trì và phát triển những hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa và nét riêng đặc sắc của đền Chợ Củi; tổ chức sắp xếp lại các cơ sở hạ tầng như: khôi phục và nâng cấp bến đò, hình thành bến thuyền du lịch tại đền chợ Củi; tổ chức các ngày lễ hội đảm bảo sự tôn vinh, tưởng nhớ và hàm ân các vị thánh có công với nước vào dịp đầu năm và cuối năm; tiếp tục bảo vệ, gìn giữ và phát huy những giá trị của di tích lịch sử văn hóa quốc gia phù hợp với thuần phong mỹ tục, giàu tính văn hóa, đậm đà bản sắc dân tộc của người dân Hà Tĩnh, đóng góp tích cực cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống Việt Nam.

Đền nằm trong vùng sơn thuỷ hữu tình, nơi núi Hồng vươn mình sà vào dòng Lam và nơi dòng Lam Giang dịu dàng ôm ấp, vỗ về núi Hồng Lĩnh. Đây được xem là một thắng cảnh trong “Nghi Xuân bát cảnh”. Vị trí ấy có được không chỉ bởi thiên nhiên hùng vỹ, núi cao, sông rộng và sự giao hoà của sơn thuỷ mà còn bởi sự linh thiêng của ngôi đền.

Đền Củi còn có tên chữ là Thánh Mẫu Linh Từ được xây dựng vào thời Hậu Lê có cấu trúc theo kiểu chữ Tam gồm các hạng mục tam quan, hạ điện, trung điện và thượng điện. Đền toạ lạc tại xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, được công nhận là di tích lịch sử văn hoá quốc gia năm 1993.

Hằng năm, đền Chợ Củi có 3 lễ hội lớn: Lễ giỗ Đức Thánh Mẫu vào ngày 3/3 (âm lịch); lễ giỗ Đức Thánh Trần vào ngày 20/8 (âm lịch); lễ giỗ Quan Hoàng Mười vào ngày 10/10 (âm lịch).

Đọc thêm

Võ Quận công Nguyễn Phi Sài và những di sản để lại

Võ Quận công Nguyễn Phi Sài và những di sản để lại

Nguyễn Phi Sài là một nhân vật lịch sử có nhiều công lao, đóng góp dưới thời Lê Trung Hưng và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều, ngoài trấn. Hiện nay, dòng họ Nguyễn Phi ở xã Thạch Long (Thạch Hà, Hà Tĩnh) vẫn còn lưu giữ nhiều di sản quý mà ông để lại.
Một vùng duyên hải Kỳ Anh

Một vùng duyên hải Kỳ Anh

Bằng thủ pháp nghệ thuật điểm xuyết chấm phá, đấng tạo hóa điểm thêm lên miền duyên hải Kỳ Anh (Hà Tĩnh) những điểm nhấn thẩm mỹ say đắm lòng người...
Du lịch Hà Tĩnh hành trình mới nhiều kỳ vọng

Du lịch Hà Tĩnh hành trình mới nhiều kỳ vọng

Khơi dậy mạnh mẽ tiềm năng, thế mạnh, ngành Du lịch Hà Tĩnh đang triển khai 3 mũi chiến lược là du lịch văn hóa tâm linh, du lịch nông thôn và du lịch biển với những chuyển động mới nhiều hứa hẹn.
Tiên Điền - từ mảnh đất văn hóa đến đô thị văn minh

Tiên Điền - từ mảnh đất văn hóa đến đô thị văn minh

Thị trấn Tiên Điền - vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử đang rạng rỡ trong những kết quả của hành trình xây dựng đô thị văn minh, phát triển xứng tầm là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
Trẩy hội ngày xuân

Trẩy hội ngày xuân

Khi những cánh mai, đào dần phai, mùi trầm hương đã vãn, là lúc tiếng trống mùa lễ hội vang lên trên khắp các vùng quê Hà Tĩnh. Trong sắc xuân mới, các nẻo đường lại rộn rã, náo nức bước chân của người dân tứ xứ về trẩy hội.
“Anh trai làng có đi chiến dịch mùa xuân...”

“Anh trai làng có đi chiến dịch mùa xuân...”

Mỗi khi nghe nhạc phẩm “Lá xanh” trong tôi lại rạo rực, bồi hồi. Bài hát là bản tình ca về những người lính dũng cảm, kiên cường trong chiến tranh và trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Nhiều hoạt động tại lễ hội đền Linh Nha

Nhiều hoạt động tại lễ hội đền Linh Nha

Lễ hội đền Linh Nha (thị trấn Nghèn, Can Lộc, Hà Tĩnh) được tổ chức nhằm góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa, giáo dục truyền thống yêu nước cho Nhân dân.
Đi trong mùa lộc biếc

Đi trong mùa lộc biếc

Tháng Giêng - trong thao thiết gọi mời, hơi ấm từ ngọn gió xuân thức dậy cả đất trời những miền quê Hà Tĩnh, làm thắm tươi những lộc non, chồi biếc, mang theo bao niềm ước vọng về sự thịnh vượng của đất nước, quê hương.