Bí quyết làm ruốc bông “được lòng” khách hàng của cựu thủ thư phố núi Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Sau 30 năm làm ruốc bông, bò khô, các sản phẩm của Cơ sở chế biến thực phẩm Hoa Hào do chị Nguyễn Thị Hoa (SN 1960, trú tại TDP 5, thị trấn Phố Châu, Hương Sơn, Hà Tĩnh) làm chủ được người tiêu dùng ưa chuộng, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Bí quyết làm ruốc bông “được lòng” khách hàng của cựu thủ thư phố núi Hà Tĩnh

Chị Nguyễn Thị Hoa - chủ Cơ sở chế biến thực phẩm Hoa Hào với những sản phẩm đã dày công xây dựng thương hiệu suốt 30 năm.

Sinh ra và lớn lên tại xã Sơn Diệm (nay là xã Quang Diệm), năm 1986, chị Nguyễn Thị Hoa (lúc đó là thủ thư Trường Vừa học vừa làm Sơn Diệm (nay đã giải thể) nên duyên vợ chồng với anh bộ đội Hà Huy Hào - đóng quân tại tỉnh Lạng Sơn và có với nhau 2 người con.

Bí quyết làm ruốc bông “được lòng” khách hàng của cựu thủ thư phố núi Hà Tĩnh

Cơ sở chế biến Hoa Hào đảm bảo sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp.

Năm 1990, chị Hoa chuyển về công tác tại Trường Tiểu học Sơn Diệm. Cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ với đồng lương ít ỏi ở vào cảnh “thiếu trước hụt sau”. Năm 1992, chị Hoa tìm hiểu làm món ruốc bông vừa giúp các con cải thiện sức khỏe, vừa để bán cho một số đồng nghiệp và người quen trên địa bàn.

Sau những mẻ đầu tiên thất bại, qua 4 tháng, chị đã tìm ra được bí quyết chế biến ruốc bông riêng của mình. Từ đó, khách quen là giáo viên trong trường và các trường học khác trên địa bàn huyện Hương Sơn đặt hàng ngày càng nhiều.

Bí quyết làm ruốc bông “được lòng” khách hàng của cựu thủ thư phố núi Hà Tĩnh

Quy trình chế biến thịt bò khô khá nhiều công đoạn, công nhân phải xé sợi thịt bằng thủ công để đảm bảo độ tươi ngon cho sản phẩm.

Cũng từ đó, sau giờ làm việc ở trường, cô thủ thư lại làm thêm món ruốc bông để nâng cao thu nhập cho gia đình. Sau thành công về làm ruốc bông, năm 1994, chị Hoa tiếp tục cho ra sản phẩm mới là bò khô và cũng được người tiêu dùng lựa chọn. Năm 2012, sau khi nghỉ hưu, chị có nhiều thời gian để thực hiện ý tưởng của mình.

Bí quyết làm ruốc bông “được lòng” khách hàng của cựu thủ thư phố núi Hà Tĩnh

Sau khi xé sợi và tẩm ướp, thịt sẽ được đưa vào lò sấy.

Để tạo ra 2 dòng sản phẩm chất lượng tốt, theo chị Hoa, nguyên liệu đầu vào giữ vai trò rất quan trọng. Đối với ruốc bông, phải sử dụng loại thịt nạc thăn tươi, vừa mới lấy ở lò mổ ra còn dẻo, nóng; nếu thịt “ươn” hoặc để lâu khi đưa vào cối giã ra thành bột thịt, không có mùi vị thịt tự nhiên, chất lượng không đạt nên dù rẻ đến mấy chị cũng chẳng bao giờ mua.

“Nguyên liệu đầu vào là yếu tố quyết định chất lượng sản phẩm. Cùng đó, để ruốc bông thơm ngon đậm đà, màu sắc đẹp mà vẫn giữ được hương vị tự nhiên thì người chế biến phải có công thức riêng, tuân thủ tỷ lệ pha trộn các loại gia vị như: bột nêm, nước mắm, đường, hạt tiêu” - chị Nguyễn Thị Hoa bật mí.

Bí quyết làm ruốc bông “được lòng” khách hàng của cựu thủ thư phố núi Hà Tĩnh

Việc đầu tư thêm máy móc đã hỗ trợ rất nhiều cho các công đoạn chế biến, sản xuất.

Quy trình làm khô bò cũng tương tự như ruốc bông, sau khi luộc thịt, ướp theo tỷ lệ thì được đưa vào lò sấy theo công thức để cho ra những mẻ sản phẩm chất lượng.

Sau 30 năm làm nghề, đầu năm 2020, chị Hoa quyết định đầu tư gần 300 triệu đồng, mở rộng diện tích sản xuất; mua sắm thêm các loại máy móc thiết bị như: máy xé bò khô, máy đánh ruốc bông, máy sấy, tủ hấp... để nâng tầm sản phẩm và quy mô của cơ sở. Nhờ sự đầu tư nghiêm túc, đặt chất lượng, uy tín lên hàng đầu, ngày 17/12/2020, cả hai dòng sản phẩm ruốc bông và thịt bò khô mang thương hiệu Hoa Hào đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Cũng trong năm 2020, các sản phẩm do cơ sở sản xuất đạt giải nhất Cuộc thi “Phụ nữ Hương Sơn sáng tạo, khởi nghiệp” do Hội LHPN Hương Sơn tổ chức; lọt top 20 dự án tiềm năng tại Cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo do tỉnh Hà Tĩnh” (tổ chức ngày 18/12/2020).

Bí quyết làm ruốc bông “được lòng” khách hàng của cựu thủ thư phố núi Hà Tĩnh

Sau khi chế biến, các sản phẩm sẽ được đóng gói theo khối lượng 130gam, 200gam, 300gam và 500gam.

Với giá bán 800.000 đồng/kg ruốc bông, 900.000 đồng/kg bò khô, năm 2021, Cơ sở chế biến thực phẩm Hoa Hào đạt doanh thu 550 triệu đồng và dự kiến trong năm nay sẽ đạt trên 600 triệu đồng.

Không dừng lại ở 2 dòng sản phẩm quen thuộc, chị Nguyễn Thị Hoa còn tìm tòi nghiên cứu sản xuất thêm những sản phẩm mới như: giò chả, thịt chưng mắm, xúc xích, khô gà lá chanh. Đặc biệt, món khô gà lá chanh của cơ sở đã đạt giải C tại Hội thi Ẩm thực hướng tới sản phẩm OCOP Hà Tĩnh lần thứ nhất (năm 2020).

Bí quyết làm ruốc bông “được lòng” khách hàng của cựu thủ thư phố núi Hà Tĩnh

Sản phẩm ruốc bông và bò khô của Cơ sở chế biến thực phẩm Hoa Hào đạt chuẩn 3 sao cấp tỉnh.

Từ lâu, các dòng sản phẩm của Cơ sở chế biến thực phẩm Hoa Hào không chỉ được người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh, các tỉnh, thành khác trong cả nước lựa chọn mà còn được các bà nội trợ (người Việt) ở nước ngoài tin dùng và thường xuyên đặt hàng. Sản phẩm của cơ sở đã có mặt ở các nước như: Đức, Nhật Bản... và nhận được phản hồi khá tốt vì đều đảm bảo các tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm. Không chỉ làm giàu cho cá nhân, cơ sở cũng tạo việc làm cho nhiều lao động và góp phần vào phát triển kinh tế của địa phương".

Ông Phan Xuân Định
Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND thị trấn Phố Châu

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.