Bình quân 1 doanh nghiệp ở Hà Tĩnh chỉ sử dụng gần 14 lao động

(Baohatinh.vn) - Con số này được nêu tại cuộc hội thảo sáng nay (14/5) đã cho thấy thách thức lớn đang đặt ra cho Hà Tĩnh trong việc thực hiện bài toán giải quyết việc làm cho người lao động.

Bình quân 1 doanh nghiệp ở Hà Tĩnh chỉ sử dụng gần 14 lao động

Sáng 14/5, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Trường Đại học Hà Tĩnh tổ chức hội thảo khoa học cấp tỉnh với chủ đề “Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hà Tĩnh phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế”.

Bình quân 1 doanh nghiệp ở Hà Tĩnh chỉ sử dụng gần 14 lao động

Dự hội thảo có Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trương Thanh Huyền, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Văn Sơn.

Nguồn nhân lực sau đào tạo dư thừa ngày càng nhiều

Theo đánh giá, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, hợp tác xã và cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cả hiện tại và tương lai sẽ không lớn.

Hiện tại, Hà Tĩnh có khoảng 6.000 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng hoạt động nhưng chỉ sử dụng 82.000 lao động (bằng 1,2 lần số lao động của Công ty Sam Sung Thái Nguyên đang sử dụng).

“Như vậy, nếu tính bình quân, thì mỗi doanh nghiệp của Hà Tĩnh chỉ sử dụng chưa đến 13,6 lao động”, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh - Nguyễn Văn Sơn cho hay.

Bình quân 1 doanh nghiệp ở Hà Tĩnh chỉ sử dụng gần 14 lao động

Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Văn Sơn: Tính bình quân, mỗi doanh nghiệp của Hà Tĩnh chỉ sử dụng chưa đến 13,6 lao động.

Đối với các công trình, dự án trọng điểm của quốc gia đầu tư trên địa bàn tỉnh đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản hoặc chuẩn bị đầu tư nên nhu cầu sử dụng lao động không lớn.

“Đây là thách thức lớn nhất đang đặt ra cho tỉnh Hà Tĩnh trong việc thực hiện bài toán giải quyết việc làm cho người lao động (khoảng 14.000 người/năm). Bởi vì các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chỉ tuyển khoảng 1.500 người (bằng 10% nhu cầu việc làm của người lao động)" - Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Văn Sơn chia sẻ.

Bình quân 1 doanh nghiệp ở Hà Tĩnh chỉ sử dụng gần 14 lao động

Tiến sỹ Bùi Thị Quỳnh Thơ (Trường Đại học Hà Tĩnh): Lực lượng lao động tham gia sản xuất nông nghiệp lớn trong điều kiện thâm canh tăng vụ không cao sẽ tạo ra dư thừa lao động và lực lượng lao động nông nhàn trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh rất lớn.

Tình trạng dư thừa nguồn nhân lực sau đào tạo của Hà Tĩnh ngày càng gia tăng. Theo Tiến sỹ Bùi Thị Quỳnh Thơ (Trường Đại học Hà Tĩnh), chỉ tính riêng số lao động được đào tạo bài bản có trình độ từ trung cấp trở lên, mỗi năm có khoảng 10.000 - 11.000 người tốt nghiệp.

Trong số này, chỉ khoảng 2.000 - 2.500 người tìm được việc làm trên địa bàn tỉnh; khoảng 5.000 - 6.000 người đi làm việc ngoại tỉnh, đi xuất khẩu lao động. Số học sinh, sinh viên tốt nghiệp nhưng không tìm kiếm được việc làm mỗi năm khoảng 2.500 - 3.000 em.

Bình quân 1 doanh nghiệp ở Hà Tĩnh chỉ sử dụng gần 14 lao động

Tiến sỹ Hồ Thị Nga (Trường Đại học Hà Tĩnh) tham luận về "Hợp tác đào tạo với các trường dạy nghề nhằm nâng cao cơ hội việc làm cho sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh"

Cũng theo Tiến sỹ Bùi Thị Quỳnh Thơ, mỗi năm, Hà Tĩnh có khoảng 11.000 người được đào tạo trình độ sơ cấp nghề hoặc đào tạo nghề ngắn hạn theo các chương trình đào tạo nghề dành cho khu vực nông thôn. Nếu có cơ hội, lực lượng lao động này cũng mong muốn được chuyển đổi nghề vào làm việc trong các doanh nghiệp.

Tình trạng lao động nông nhàn trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ở Hà Tĩnh vẫn là bài toán lớn chưa có lời giải. Nhất là tình trạng nông nhàn trong sản xuất nông nghiệp đang diễn ra với quy mô lớn.

Tính đến cuối năm 2018, Hà Tĩnh đang có 356.400 người đang làm việc trực tiếp trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chiếm 51% tổng số lao động tham gia hoạt động kinh tế của cả tỉnh.

Bình quân 1 doanh nghiệp ở Hà Tĩnh chỉ sử dụng gần 14 lao động

Tiến sỹ Nguyễn Xuân Ninh - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt - Đức Hà Tĩnh: Thời gian qua, việc hợp tác với doanh nghiệp của các nhà trường chưa có chiều sâu.

Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề gắn với tạo việc làm

Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi kinh nghiệm, thảo luận các số giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho người lao động tỉnh Hà Tĩnh, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và yêu cầu mới của phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

Một số đại biểu cho rằng, thời gian tới, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh chủ động xác định số lượng nghề đào tạo, quy mô đào tạo trên cơ sở năng lực của các nhà trường và nhu cầu của doanh nghiệp; chủ động xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Đổi mới phương pháp, quy trình đào tạo, lấy học sinh, người học nghề làm trung tâm và nhu cầu của doanh nghiệp làm định hướng đào tạo.

Đồng thời, tỉnh cần bổ sung cơ chế chính sách để huy động các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề; chính sách đối với người học những nghề đặc thù, nặng nhọc, độc hại khó tuyển dụng; có chính sách đầu tư đặc biệt cho dạy nghề để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp về số lượng, chất lượng.

Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng chuỗi giá trị sản phẩm ở Hà Tĩnh.

Bình quân 1 doanh nghiệp ở Hà Tĩnh chỉ sử dụng gần 14 lao động

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trương Thanh Huyền mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học tiếp tục đóng góp ý kiến để hoạch định các giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trương Thanh Huyền cho rằng, các ý kiến tham luận của các chuyên gia đã đánh giá kỹ về thực trạng đào tạo nghề cho người lao động ở nông thôn trong bối cảnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế; hiệu quả đào tạo nghề và tác động của việc triển khai, thực thi các chính sách đến chất lượng lao động nông thôn tỉnh Hà Tĩnh.

Đồng thời, các tham luận của các đại biểu đã nên ra những hạn chế, những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong những năm tới.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh mong muốn, các chuyên gia, nhà khoa học tiếp tục cống hiến kiến thức khoa học, các kiến thức thực tiễn để hoạch định các giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, từ đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Chủ đề Lao động việc làm

Đọc thêm