(Baohatinh.vn) - Từ chỗ quanh năm đi tìm việc làm thêm để trang trải cuộc sống, 4 năm nay, vợ chồng ông Phan Trọng Sâm và bà Hồ Thị Cẩn ở thôn Yến Giang, xã Hồng Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã đầu tư làm vườn mẫu, cho thu nhập khá.
Dù đang mùa hè nhưng trên khu vườn mẫu rộng 750 m2 của vợ chồng ông Phan Trọng Sâm (61 tuổi) và bà Hồ Thị Cẩn (62 tuổi), ở thôn Yến Giang (xã Hồng Lộc, Lộc Hà) vẫn xanh mướt những luống rau, quả.
Từ những luống rau cải mơn mởn
... đến những luống cà dừa xanh tốt đang ra quả...
tất cả tạo nên một khu vườn đầy sức sống.
Ông Phan Trọng Sâm cho biết: “Chỉ riêng trồng rau cải trong 2 tháng hè vừa qua, mỗi tháng gia đình tôi thu 4 triệu đồng. Nhờ luôn luân chuyển trồng các loại rau màu nên suốt 12 tháng, chúng tôi đều có thu nhập từ vườn mẫu, trung bình từ 3-5 triệu đồng/ tháng”.
Ông Phan Trọng Sâm bắt đầu xây dựng vườn mẫu từ năm 2017. Với số vốn đầu tư ban đầu khoảng 25 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 10 triệu đồng. Số tiền đó ông dùng để lắp hệ thống béc tưới và lưới B40 rào vườn.
Một trong những bí quyết để vườn mẫu quanh năm có thu nhập thường xuyên của ông Sâm là trồng rau cải trái vụ, gối vụ. Rau trái mùa vừa ít sâu bệnh lại bán được giá cao.
Ông Sâm cho biết: “Nhiều người cho rằng trồng rau cải trái vụ nhiều sâu bệnh và phải phun các loại thuốc trừ sâu nhưng thực tế kinh nghiệm 4 năm qua, tôi thấy không phải như vậy. Mùa hè nóng, đất thiếu độ ẩm, sâu bệnh không phát triển mạnh, để rau xanh tốt thì phải tưới nước nhiều. Ở đây, hệ thống tưới béc tưới đã phát huy rất hiệu quả”.
Chị Nguyễn Thị Lan (bên phải, ở xã Ích Hậu, Lộc Hà) cho biết: “4 năm nay, tôi thường xuyên mua rau ở vườn ông Sâm đi bán tại một số chợ ở huyện Nghi Xuân. Biết rau sạch nên dù giá cao, nhiều khách "ruột“ vẫn gọi điện đặt trước”.
Bên cạnh bán sỉ cho thương lái, bà Hồ Thị Cẩn (bên phải) cũng mang rau ra chợ gần nhà để bán lẻ. Từ nhiều năm nay, người dân xã Hồng Lộc đã quen thuộc với “thương hiệu” rau sạch trái mùa của vợ chồng ông Phan Trọng Sâm nên bà Cẩn cứ ra đến chợ là hết rau.
Nhờ xây dựng vườn mẫu và bằng sự sáng tạo trong cách làm cùng đôi bàn tay cần cù của người nông dân, ông Phan Trọng Sâm đã biến khu vườn tạp trước đây thành tư liệu sản xuất hiệu quả. Bên cạnh trồng rau màu, khu vườn mẫu của ông Sâm còn trồng 25 cây na...
...15 cây mít Thái Lan.
“4 năm trước, để trang trải cuộc sống, ngoài làm 5 sào ruộng, tôi phải thường xuyên đi làm phụ hồ, bốc vác... nhưng sau khi xây dựng vườn mẫu, cả hai vợ chồng tập trung làm vườn. Nhờ đó, chúng tôi có thu nhập khá và ổn định cuộc sống” - ông Phan Trọng Sâm bày tỏ.
Mạnh dạn chăn nuôi nhiều loài như ếch, lươn, dê, gà…, ông Trần Văn Hiếu (xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu.
Qua đánh giá, phân hạng, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) có thêm 5 sản phẩm đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao, góp phần phát huy thế mạnh, nâng tầm sản phẩm của địa phương.
Hương Sơn (Hà Tĩnh) đặt mục tiêu phấn đấu năm 2025 nâng tổng sản lượng lương thực lên 52.000 tấn. Giá trị sản xuất bình quân đất canh tác đạt 130 triệu đồng/ha
Công tác chuẩn bị cho Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 đã hoàn tất, sẵn sàng phục vụ người dân, du khách tham quan, mua sắm các đặc sản của tỉnh từ ngày 15 – 17/11.
Ủ chua thức ăn chăn nuôi là phương pháp đang được nhiều hộ dân ở huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) áp dụng rộng rãi, góp phần đảm bảo nguồn thức ăn chủ động trong mùa đông.
Dịp này, Hội đồng thẩm định huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) bỏ phiếu xét đề nghị công nhận 3 xã: Cẩm Quang, Cẩm Thạch, Cẩm Mỹ đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.
Lực lượng Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh duy trì thông tin liên lạc với tàu thuyền hoạt động trên biển và hướng dẫn, kêu gọi về nơi tránh trú an toàn trước ảnh hưởng của bão số 8.
Từ những diện tích trồng cây ngắn ngày cho hiệu quả kinh tế thấp, người dân xã An Dũng (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã chuyển sang trồng dâu nuôi tằm, cho thu nhập cao.
Cây cam thường có tuổi đời từ 3-5 năm nhưng tại gia đình bà Phan Thị Hiền (thôn Anh Hùng, xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) đang bảo tồn hàng chục gốc cam “cổ thụ” có tuổi đời gần 20 năm.
Dù thời tiết bất lợi, mưa nhiều trong những tháng đầu vụ đông nhưng các nhà lưới ở TP Hà Tĩnh vẫn xuống giống cây trồng đúng thời vụ, đảm bảo kế hoạch sản xuất.
Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Sau đợt mưa dài ngày, tranh thủ thời tiết khô ráo, bà con nông dân Hà Tĩnh lại hối hả ra đồng chăm sóc những diện tích đã xuống giống, trồng thêm các loại rau màu.
Hà Tĩnh ghi nhận dịch tả lợn châu Phi, nguy cơ lây lan giai đoạn cuối năm rất cao nên các địa phương đang tập trung khoanh vùng, dập dịch, đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi.
UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành quyết định về việc cấp kinh phí hỗ trợ cho người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh viêm da nổi cục trâu, bò và dịch tả lợn Châu Phi.
Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Mô hình nuôi ngan RT sinh sản ở huyện Thạch Hà là hướng đi mới trong phát triển kinh tế, góp phần tạo nguồn con giống chủ động cho hoạt động chăn nuôi trên địa bàn Hà Tĩnh.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp yêu cầu các địa phương nằm trong vùng dự báo ảnh hưởng của bão số 7 theo dõi sát thông tin dự báo tình hình, chủ động ứng phó.
Để hiện thực chí hướng làm giàu ở vùng đất nơi biên giới, anh Trần Quốc Tuấn (Hương Khê, Hà Tĩnh) mạnh dạn đầu tư gần 1 tỷ đồng xây dựng mô hình nuôi chồn hương.
Dự báo thời tiết những ngày tới khá thuận lợi nên bà con nông dân Hà Tĩnh cần tranh thủ ra đồng làm đất, gieo trỉa hạt giống, trồng bổ sung các loại cây vụ đông.
Khởi nghiệp từ sản vật quê hương, nhiều thanh niên Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã bước đầu gặt hái thành công, góp phần phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Khẩn trương hoàn thành việc đăng ký cho tàu cá 3 “không”; tuyên truyền, tập trung xử lý các vi phạm,.. là những biện pháp mà Hà Tĩnh đang thực hiện góp phần phòng chống khai thác IUU.
Phát huy những phẩm chất tốt đẹp của người lính, các cựu chiến binh ở Hà Tĩnh luôn xung kích, đi đầu, gương mẫu và có nhiều đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng NTM.
Những năm gần đây, việc nuôi các loại động vật rừng như chồn hương, nhím, dúi… đang được người dân Vũ Quang (Hà Tĩnh) mạnh dạn đầu tư, hứa hẹn mang lại nhiều triển vọng kinh tế.