Bữa cơm chiều cuối năm trong truyền thống văn hóa người Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Bữa cơm đoàn viên chiều cuối cùng của năm trong mỗi dịp tết Nguyên đán là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt nói chung. Với người Hà Tĩnh, dù cuộc sống ngày càng hiện đại, phong tục này vẫn được gìn giữ và phát huy trong mỗi gia đình.

Bữa cơm chiều cuối năm trong truyền thống văn hóa người Hà Tĩnh

Chợ quê ngày tết, thời chưa có dịch COVID-19. Ảnh: tư liệu

Chừng 20 năm trước, đất nước và làng quê tôi còn nghèo. Cũng như nhiều gia đình khác trong làng, để sắm được một cái tết đầy đủ, mẹ tôi phải đi chợ tết từ 24, 25 tháng Chạp. Mỗi phiên chợ ấy là sự bán, mua, góp nhặt những nhu yếu phẩm, thực phẩm. Mẹ tôi bán nếp, bán chè xanh… để đổi lấy các thức: miến dong, bắp cải, su hào; các loại gia vị như ngũ vị, hạt tiêu, gừng… Mỗi ngày một thứ, góp nhặt nhiều lên chỉ để chờ ngày 28, 29 tháng Chạp cùng làng xóm rủ nhau “đụng” lợn là có đủ làm mâm cỗ cúng tổ tiên ngày cuối năm và cũng là mâm cơm đoàn viên chiều 30 tết.

Dù nghèo khó, mỗi gia đình trong làng tôi vẫn cẩn thận dành những gì tốt nhất, ngon nhất và tinh tươm nhất cho mâm cỗ chiều 30 tết. Cái thành tâm hướng về tổ tông, cái ân cần và trọng thị cho những lời mời người thân, họ hàng ăn tết chiều 30 được bố mẹ tôi chỉ bày cụ thể cho anh chị em trong nhà. Sau này, tôi hiểu ra rằng, bố mẹ tôi, người làng tôi - những người nông dân mộc mạc đã kế thừa truyền thống đó hàng trăm, hàng nghìn năm từ ông cha để lại mà không qua sách vở, văn tự nào.

Bữa cơm chiều cuối năm trong truyền thống văn hóa người Hà Tĩnh

Mâm cơm cúng gia tiên ngày cuối năm thường được chuẩn bị thịnh soạn đầy đủ. Ảnh: Internet

Là một nhà văn có nhiều tìm tòi về văn hóa tết truyền thống, chị Trần Quỳnh Nga (TP Hà Tĩnh) chia sẻ: “Cứ mỗi độ tết đến, xuân về, tôi lại nhớ cái dáng tất bật ra vào của bà và mẹ mỗi chiều 30. Ấy là khi họ lo lắng sửa soạn làm sao cho mâm lễ cúng gia tiên và bữa cơm đoàn viên được chu tất, đầy đủ nhất. Với gia đình tôi, dù cuộc sống bây giờ nhiều bận rộn hơn nhưng bữa cơm chiều 30 tết ấm cúng và thiêng liêng ấy vẫn luôn duy trì mỗi năm. Tôi nghĩ, bữa cơm chiều cuối năm là một nốt lặng nhưng thanh âm của nó đầy niềm vui của sự yên ấm lâu bền. Đó chính là truyền thống mà chúng ta, những thế hệ sau này phải luôn gìn giữ…”.

Bữa cơm chiều cuối năm trong truyền thống văn hóa người Hà Tĩnh

Ngày cuối năm cũng là lúc các thành viên trong gia đình chị Trần Quỳnh Nga quây quần gói bánh chưng và chuẩn bị mâm cơm cúng gia tiên. Ảnh: NVCC

Là một người con Hà Tĩnh hiện công tác ở Thủ đô và có nhiều năm nghiên cứu về văn hóa, phong thủy, anh Nguyễn Hoàng - Giám đốc Viện Phong thủy Hoàng Gia Việt Nam (Hà Nội) cho rằng, sở dĩ Việt Nam có truyền thống làm mâm cơm cúng gia tiên ngày cuối năm và bữa cơm đoàn viên chiều 30 tết là vì hàng nghìn năm nay, nước ta có tín ngưỡng thờ thần và tôn kính tổ tiên.

Đặc biệt, vào lúc chuyển giao năm cũ năm mới, dù có đi đâu, làm gì cũng cố gắng trở về quê hương bản quán, thắp nén tâm nhang, tỏ lòng cảm tạ ơn trên và tổ tiên nguồn cội, đồng thời nguyện cầu cho một năm mới được âm siêu dương thái, gia đạo hưng long. Đây là một nét văn hóa đặc trưng của dân tộc ta.

Riêng Hà Tĩnh chúng ta, bữa cơm chiều 30 được người dân hết sức coi trọng. Nếu anh chị em ở gần nhau, đa số chọn nơi tổ chức bữa cơm này tại nhà ông bà hoặc bố mẹ đẻ. Nét văn hóa đẹp này xuất phát từ Hà Tĩnh là địa phương có nhiều dòng họ có truyền thống bảo tồn được nhà thờ dòng tộc qua nhiều thế hệ, sao giữ được gia phả trọn vẹn qua rất nhiều đời.

Bữa cơm chiều cuối năm trong truyền thống văn hóa người Hà Tĩnh

Anh Nguyễn Hoàng - Giám đốc Viện Phong thủy Hoàng Gia Việt Nam (Hà Nội): Bữa cơm đoàn viên cuối năm đầm ấm sẽ mang lại sự thịnh vượng cho mỗi gia đình trong năm mới.

Từ góc nhìn của một chuyên gia nhiều năm nghiên cứu phong thủy, anh Nguyễn Hoàng chia sẻ: “Văn hóa làm mâm cúng gia tiên ngày cuối năm và bữa cơm đoàn viên chiều 30 tết đầm ấm có ý nghĩa rất lớn về mặt phong thủy trong mỗi gia đình. Bởi gia đình sum họp, con cháu vui vầy, hiếu thảo biểu trưng cho khí dương mạnh mẽ. Con người cần nhận được khí dương thì mới bình an, mạnh khỏe, hùng cường, bữa cơm chiều 30 là một biểu hiện của khí dương gia tộc. Do vậy, mỗi gia đình nên duy trì và phát huy truyền thống văn hóa làm mâm cúng gia tiên và tạo được bữa cơm đoàn viên ấm cúng. Điều đó sẽ tạo sự thịnh vượng cho mỗi gia đình trong năm mới”.

Dưới góc độ nào cũng có thể thấy phong tục làm mâm cỗ cúng gia tiên chiều 30 tết và bữa cơm đoàn viên ngày cuối năm là một nét văn hóa truyền thống ý nghĩa trong mỗi dịp tết Nguyên đán. Bởi đó là biểu trưng cho văn hóa của người Việt, ứng xử lấy chữ hiếu đặt lên hàng đầu, xem trọng gia đình, dòng tộc; đó còn là văn hóa của sự tri ân nguồn cội, nền tảng cho tinh thần đoàn kết dân tộc Việt, truyền thống “con Rồng, cháu Tiên” từ hàng nghìn năm qua.

Ngày nay, dù đời sống hiện đại bận rộn và nhiều lo toan nhưng văn hóa bữa cơm đoàn viên trong mỗi gia đình chiều 30 tết vẫn được người Hà Tĩnh gìn giữ và phát huy.

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.