(Baohatinh.vn) - Tuyến chính cao tốc qua Hà Tĩnh sắp được đưa vào khai thác, vậy nên, việc tài xế nắm rõ các loại biển báo giao thông là rất cần thiết để đảm bảo an toàn khi lưu thông.
Chỉ còn ít ngày nữa là tới thời gian dự kiến (ngày 28/4) đưa 2 tuyến chính cao tốc Bãi Vọt - Hàm Nghi và Hàm Nghi - Vũng Áng ở Hà Tĩnh đi vào vận hành, khai thác. Những ngày này, các nhà thầu vẫn đang khẩn trương hoàn thiện các hạng mục trên 2 tuyến cao tốc như sơn kẻ vạch đường, lắp đặt phân cách cứng, gia cố lề đường, hộ lan tôn, hệ thống biển báo giao thông, lưới chống lóa, hàng rào bảo vệ,...
Trong hệ thống báo hiệu an toàn giao thông (ATGT), việc lắp đặt đầy đủ biển báo giao thông là một trong những yếu tố quan trọng. Hầu hết biển báo trên cao tốc là những biển báo cơ bản trong hệ thống báo hiệu giao thông, nhưng với đặc thù đường cao tốc, tài xế cần hiểu rõ ý nghĩa và những tác động của biển, vạch kẻ đường.
Các loại biển báo thường thấy trên cao tốc gồm lối vào/ra, biển thông tin, địa danh, khoảng cách an toàn, nhập làn, đường hẹp, tốc độ tối đa/tối thiểu. Với các tài xế ít chạy cao tốc, việc nắm, hiểu rõ biển báo giao thông góp phần lái xe an toàn, hiệu quả và giảm ùn tắc.
Biển thông báo lối vào, lối ra và lối giao là những biển thông dụng khi tài xế di chuyển trên tuyến cao tốc. Biển báo này ghi rõ thông tin như tên tuyến đường, khoảng cách từ nơi cắm biển đến lối vào/ra và lối giao, vì vậy khá dễ hiểu cho các tài xế, ngay cả những lái mới.
Các tài xế cần lưu ý, khi đã qua biển lối vào cao tốc, sẽ không được quay đầu ngay tại chỗ như các tuyến quốc lộ hay đường địa phương mà phải tiếp tục hành trình tới điểm có lối ra. Vì vậy, tài xế cần xác định rõ đường cao tốc có phải là lộ trình mong muốn hay không, bởi khi đã đi vào cao tốc, cần đi tới lối ra, không được quay đầu, đi lùi, vừa mất ATGT, vừa bị xử lý hành vi vi phạm.
Biển báo tốc độ tối đa, tối thiểu nhằm đảm bảo các xe di chuyển trong cao tốc một cách hiệu quả và an toàn nhất. Biển báo tốc độ tối đa có hình tròn, nền trắng, viền đỏ, số ở giữa. Ví dụ trong biển trên, tốc độ tối đa 90 km/h, tối thiểu 60 km/h. Khi không có tốc độ quy định cụ thể cho từng làn, đồng nghĩa với việc mỗi làn có tốc độ quy định như nhau.
Dọc tuyến cao tốc qua Hà Tĩnh sẽ có các biển chỉ dẫn, trong đó chỉ dẫn địa điểm và phương hướng; địa điểm và khoảng cách và chỉ dẫn lối ra một chiều. Biển chỉ dẫn giúp tài xế định hướng, di chuyển đúng lộ trình.
Để hỗ trợ tài xế ước lượng được khoảng cách an toàn giữa các phương tiện, dọc tuyến cao tốc sẽ có biển báo khoảng cách an toàn, đánh số 0 – 50 – 100 - 150 – 200m. Kèm theo đó, dưới nền đường thường có vạch kẻ dạng ngựa vằn. Tài xế có thể ước lượng khoảng cách với xe phía trước bằng cách tiến đến vị trí 0m, sau đó quan sát xe phía trước và đối chiếu với các mốc độ dài.
Biển báo nhập làn thường thấy ở các tuyến đường nhánh của nút giao vào cao tốc. Khi gặp biển báo này, tài xế cần tập trung quan sát, chạy đúng tốc độ và nhập làn ở vị trí cho phép, đảm bảo đủ điều kiện an toàn.
Tại giai đoạn phân kỳ đầu tư, cao tốc qua Hà Tĩnh có 4 làn xe (2 làn mỗi chiều di chuyển), không bố trí làn dừng khẩn cấp, thay vào đó, sẽ có các dải dừng xe khẩn cấp với khoảng cách 4-5 km/điểm. Dải dừng xe khẩn cấp chỉ được sử dụng khi xe gặp sự cố, tài xế mất khả năng lái, xử lý tai nạn, phương tiện ưu tiên làm nhiệm vụ hoặc các trường hợp khẩn cấp theo quy định. Cấm các hành vi dừng, đỗ xe sai quy định, không có lý do chính đáng, lùi hoặc quay đầu xe, sử dụng làn dừng khẩn cấp cho mục đích cá nhân.
Cùng với biển báo tốc độ tối đa/tối thiểu, tại một số đoạn tuyến trên cao tốc, thường ở các nút giao ra/vào cao tốc, sẽ có biển giới hạn tốc độ tối đa 70 km/h, 50 km/h. Việc giới hạn tốc độ tối đa khi ra/vào cao tốc góp phần đảm bảo an toàn cho người và phương tiện lưu thông.
Tại một số vị trí trên cao tốc, nhất là đoạn tuyến có đường điện đi qua hay khu vực cầu vượt kết nối giao thông dân sinh khu vực hai bên cao tốc, có biển báo “chiều cao tĩnh không thực tế” giúp tài xế nắm rõ được chiều cao an toàn tính từ khoảng cách từ điểm cao nhất của mặt đường đến điểm thấp nhất của chướng ngại vật.
Biển đường bị hẹp (một bên hoặc cả 2 bên) được thể hiện bằng hình tam giác, viền đỏ, nền vàng có ký hiệu tương tự hình cổ chai (hẹp 2 bên) hoặc phần hẹp nghiêng về bên phải/trái (hẹp bên phải/trái). Biển đường hẹp trên cao tốc thường xuất hiện khi quãng đường phía trước bị thu hẹp làn đường, thường xuất hiện ở những nút giao. Khi gặp biển này, tài xế cần giảm tốc độ, chú ý quan sát để dần nhập vào cùng một làn với những xe khác. Trên tuyến cao tốc qua Hà Tĩnh, có một số đoạn tuyến đi qua khu vực đồi núi. Tại khu vực này, có biển báo nguy cơ sạt lở đất đá để cảnh báo với tài xế Cùng với hệ thống biển báo, trên tuyến cao tốc có các vạch kẻ đường thông dụng như vạch chia làn đường, vạch mũi tên, vạch xương cá kênh hóa dòng phương tiện. Đối với vạch kẻ liền, tài xế không được phép lấn qua vạch này. Với nét đứt, được phép lấn khi cần thiết, đảm bảo an toàn. Vạch mũi tên hiển thị hướng di duyển tương ứng trên mỗi làn xe, và báo hiệu nhập làn.
Video: Cận cảnh 2 tuyến cao tốc qua Hà Tĩnh chuẩn bị đưa vào khai thác.
Khoảng 1.800 – 2.000 doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn Hà Tĩnh sẽ tham gia khảo sát đánh giá năng lực cạnh tranh của sở, ban, ngành cấp tỉnh năm 2025.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải đã đi kiểm tra hiện trường các khu vực có thể làm mỏ vật liệu san lấp phục vụ cho dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Vinhomes Vũng Áng và các dự án đầu tư trong KKT Vũng Áng.
Dù đang vào "mùa cao điểm" xây dựng nhưng việc thường xuyên có các đợt mưa lớn khiến quá trình thi công dự án, công trình trọng điểm ở Hà Tĩnh gặp khó.
Biển báo giao thông ở 2 lối vào nút giao cao tốc Bắc - Nam với đường tỉnh 548 ở thị trấn Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) được bổ sung địa danh, giúp tài xế di chuyển thuận lợi, an toàn hơn trước.
Doanh nghiệp và người dân Hà Tĩnh kỳ vọng Chính phủ tiếp tục giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026 và mở rộng nhóm hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế VAT để tạo động lực phát triển...
Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Fomosa Hà Tĩnh đang chủ động tiết kiệm chi phí sản xuất, đa dạng hóa thị trường trong bối cảnh Mỹ nâng mức thuế nhập khẩu thép và nhôm từ 25% lên 50%.
Những dự án quy mô lớn đang triển khai và sắp đi vào vận hành sẽ là những động lực tăng trưởng mới, tạo đột phá cho ngành công nghiệp Hà Tĩnh phát triển bền vững.
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2 (Khu kinh tế Vũng Áng - Hà Tĩnh) được đánh giá là nhà máy nhiệt điện có công nghệ hiện đại, quy mô lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Việc xây dựng và vận hành cụm xử lý nước sạch công suất 5.000m³/ngày đêm đã góp phần giải quyết bước đầu nhu cầu nước sạch ngày càng lớn cho các doanh nghiệp tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh).
Thời gian hoàn thành dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 8C ở Hà Tĩnh không còn nhiều trong khi vướng mắc về mặt bằng chưa được xử lý triệt để khiến quá trình thi công gặp khó khăn.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà yêu cầu Đảng bộ Sở Công thương Hà Tĩnh tiếp tục làm tốt công tác tham mưu, thực hiện Quy hoạch tỉnh và quy hoạch ngành.
Trong bối cảnh nhiều mặt hàng xuất khẩu giảm sản lượng, ngành may mặc Hà Tĩnh vẫn tăng trưởng ấn tượng, mở ra triển vọng phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương.
Hạ tầng lưới điện tại KKT Vũng Áng đang được Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia và Công ty Điện lực Hà Tĩnh tập trung nâng cấp, qua đó đảm bảo đủ nguồn điện cho hoạt động sản xuất.
Nhiệm kỳ 2025 – 2030, Đảng bộ Mitraco Hà Tĩnh xác định giải pháp chiến lược, tạo đột phá là vận dụng linh hoạt, sáng tạo nội dung trọng tâm 4 nghị quyết của Bộ Chính trị vào điều kiện thực tiễn của doanh nghiệp, nhằm phát huy tối đa các nguồn lực để phát triển bền vững.
Nhà thầu đang nỗ lực đẩy nhanh quá trình thi công với mục tiêu đưa 2 tuyến đường song hành, kết nối cao tốc Bắc - Nam với TP Hà Tĩnh khai thác vào cuối tháng 6 này.
Trong bối cảnh các nhà máy thủy điện có nguy cơ giảm công suất, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 (Hà Tĩnh) tiếp tục tăng cường các giải pháp cung cấp điện phục vụ nền kinh tế.
Bến số 3 đi vào hoạt động đã "tăng sức mạnh" cho hoạt động kinh doanh tại cảng Vũng Áng, củng cố vị thế cho Công ty CP Cảng quốc tế Lào - Việt - doanh nghiệp cảng biển có quy mô và mạng lưới khai thác lớn nhất tại Hà Tĩnh.
Nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ Công ty Điện lực Hà Tĩnh không ngừng đổi mới tư duy lãnh đạo, phát huy tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, tạo động lực cho những bước phát triển ấn tượng. Những thành quả đạt được là minh chứng rõ nét cho vai trò tiên phong, đóng góp thiết thực vào sự phát triển chung của tỉnh.
Mặc dù thị trường nước ngoài của thép, chè, dăm gỗ gặp khó nhưng may mặc và sợi dệt tăng trưởng tốt, Hà Tĩnh đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 2,5 tỷ USD năm 2025.
Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống lưới điện, bố trí lực lượng trực vận hành, đáp ứng cấp điện an toàn, ổn định cho Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT.
Hội đồng thẩm định thuộc Bộ Xây dựng đã bỏ phiếu thông qua Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của 4 tỉnh, trong đó có Hà Tĩnh.
Trước sự bùng nổ của thương mại điện tử, Chi cục Thuế khu vực XI đang tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng ở Hà Tĩnh đẩy mạnh chống thất thu thuế, hàng giả, hàng lậu.
Thaco đề xuất chia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam làm 2 giai đoạn triển khai. Trong 5 năm đầu, công ty sẽ xây dựng hai đoạn Hà Nội - Hà Tĩnh và TP Hồ Chí Minh - Nha Trang, là những khu vực có nhu cầu vận tải lớn.
Hơn 9 năm xây dựng và phát triển, Công ty TNHH Vận hành kinh doanh MCC Việt Nam (trụ sở đóng tại TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) luôn giữ vững tôn chỉ “Lao động là tài sản quý giá của doanh nghiệp”.
UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo các sở, ngành cấp tỉnh, chính quyền địa phương tích cực phối hợp với chủ đầu tư từng bước tháo gỡ khó khăn, có những giải pháp quyết liệt để chủ đầu tư đưa các hạng mục vào thi công.
Trạm biến áp 110kV Lộc Hà và 4 xuất tuyến 22 kV đi vào vận hành đáp ứng nhu cầu phát triển phụ tải, góp phần hoàn thiện lưới điện phân phối theo quy hoạch phát triển điện lực Hà Tĩnh.
Dự án CCN Cẩm Nhượng (Hà Tĩnh) được phê duyệt chủ trương đầu tư năm 2021, song đến nay vẫn chưa được triển khai. Địa phương đang phối hợp gỡ “nút thắt” bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư.