(Baohatinh.vn) - Theo đánh giá của đoàn liên ngành Cục Thống kê Hà Tĩnh và Sở NN&PTNT, vụ hè thu năm 2023, huyện Cẩm Xuyên dẫn đầu toàn tỉnh về năng suất với 54,34 tạ/ha, cao hơn năng suất bình quân chung toàn tỉnh 4,14 tạ/ha.
Vụ hè thu năm 2023, Cẩm Xuyên gieo cấy trên 9.082 ha lúa, là địa phương có diện tích gieo cấy lúa hè thu lớn nhất tỉnh. Theo đó, huyện tiếp tục sử dụng nhóm giống có thời gian sinh trưởng dưới 110 ngày, các giống đã thích ứng diện rộng và ổn định trong sản xuất qua các năm gần đây như: Khang Dân 18, Khang Dân đột biến, Bắc Thịnh, BT 09, Xuân Mai 12, Nếp 98…
Người dân thị trấn Cẩm Xuyên thu hoạch lúa hè thu.
Ngoài cơ cấu các giống chủ lực, đối với từng vùng, huyện đã chỉ đạo cơ cấu các giống lúa phù hợp. Với vùng đồng bằng, có điều kiện thâm canh thì sử dụng các loại giống có triển vọng như: VNR10, ADI 168, BQ; vùng trà sơn ven đồi, các vùng chủ động nước tưới, có điều kiện thâm canh bố trí các giống như: HD11, ĐB6; vùng ven biển, cơ cấu các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn bố trí các giống như: TH3-3, HN6.
Theo số liệu từ Phòng NN&PTNT huyện Cẩm Xuyên, địa phương bước vào thu hoạch lúa hè thu từ ngày 27/8. Đến hết ngày 2/9, huyện đã thu hoạch được hơn 2.500 ha lúa, đạt tỷ lệ 28%. Những địa phương đã thu hoạch diện tích nhiều như: Cẩm Duệ, Cẩm Quan, Yên Hòa, Cẩm Hưng…
Toàn huyện đã thu hoạch hơn 2.500 ha lúa hè thu.
Hiện nay, huyện Cẩm Xuyên đang tập trung đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa hè thu, phấn đấu hoàn thành trước ngày 10/9. Để tạo điều kiện thuận lợi cho bà con trong quá trình thu hoạch, huyện đã chủ động làm việc với chủ máy; thống nhất giá cả, vùng gặt và thông tin rộng rãi để người dân nắm rõ (giá máy gặt dao động từ 130.000 – 140.000 đồng/sào).
Đến nay, trên đồng ruộng Cẩm Xuyên tập trung hơn 170 máy gặt hoạt động để giúp bà con nông dân tập trung thu hoạch lúa hè thu.
Cẩm Xuyên dẫn đầu về năng suất lúa hè thu năm 2023.
Mới đây, đoàn liên ngành Cục Thống kê Hà Tĩnh và Sở NN&PTNT Hà Tĩnh đã triển khai đánh giá năng suất lúa hè thu năm 2023 của các địa phương trên toàn tỉnh. Qua đánh giá, đoàn liên ngành ghi nhận năng suất bình quân của huyện Cẩm Xuyên đạt 54,34 tạ/ha, dẫn đầu các địa phương trên toàn tỉnh và cao hơn năng suất bình quân chung toàn tỉnh 4,14 tạ/ha (năng suất bình quân chung toàn tỉnh đạt 50,28 tạ/ha).
Để đảm bảo sản xuất vụ xuân 2025 thắng lợi, các đơn vị, địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung ra quân làm thủy lợi nội đồng, phấn đấu hoàn thành kế hoạch trong thời gian sớm nhất.
Trước tình hình thời tiết có những thay đổi, nhiệt độ giảm, cơ quan chuyên môn ngành NN&PTNT Hà Tĩnh đã chỉ đạo các biện pháp phòng, chống đói rét, dịch bệnh trên đàn vật nuôi.
Bức tranh nông thôn mới ở Thạch Hà sẽ có những thay đổi khi tới đây có 11 xã sẽ nhập vào TP Hà Tĩnh, đồng thời huyện có thêm 11 xã, thị trấn chuyển về từ huyện Lộc Hà. Các địa phương về thành phố sẽ khai thác tiềm năng, đón đầu cơ hội xây dựng NTM, đô thị văn minh; còn các xã của huyện Thạch Hà tiếp tục “giữ lửa” thực hiện nhiệm vụ xây dựng huyện NTM nâng cao.
Việc nhân rộng mô hình nuôi kiến vàng trên cây ăn quả có múi ở Hà Tĩnh là giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.
Người ta vẫn gọi đùa anh Nguyễn Bằng Tấn (thôn Tiền Tiến, xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh) là "gã liều”, thậm chí là "gã gàn” khi hết lần này đến lần khác “vác” tiền nhà mua máy móc để sản xuất nông nghiệp. Nhưng, sự liều lĩnh ấy hoàn toàn không hề vô định mà bên trong người nông dân “chân lấm tay bùn” là một tư duy đột phá, sự quyết liệt trong cách làm để phát triển nông nghiệp hiện đại.
Thời điểm này, nhiều vùng trồng củ cải trên địa bàn Hà Tĩnh đang bước vào vụ thu hoạch chính, người dân tích cực bám đồng sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường.
Vừa tiên phong đi đầu, ông Nguyễn Xuân Bính - Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh thôn Lạc Sơn, xã Kỳ Lạc (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) còn tích cực hỗ trợ hội viên gây dựng mô hình kinh tế.
Mô hình chăn nuôi gà sạch theo VietGAHP của Tổ hợp tác chăn nuôi gà Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) vừa tạo ra sản phẩm an toàn, vừa nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân.
Thời điểm cuối năm này, các địa phương ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang tập trung đẩy nhanh tiến độ nâng cấp các tiêu chí NTM gắn với chỉnh trang cảnh quan xóm làng đón tết.
Việc nhân rộng mô hình kinh tế giúp người dân xã Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) ổn định cuộc sống, tạo “động lực” giúp địa phương sớm về đích xã nông thôn mới kiểu mẫu.
Cam Khe Mây ở Hương Khê (Hà Tĩnh) đã vào vụ thu hoạch. Dù năm nay sản lượng cam thấp hơn so với các năm trước nhưng giá bán cam Khe Mây đang cao, doanh thu lớn cho người trồng.
Với tinh thần dám nghĩ dám làm, anh Nguyễn Thanh Đồng (thôn Tân Hoa, xã Kim Hoa, Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã xây dựng mô hình trồng cây cam bù giúp gia đình phát triển kinh tế bền vững.
Năm 2025, Hà Tĩnh phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng GRDP ngành nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 2,5%/năm; sản lượng lương thực đạt trên 65 vạn tấn; gieo cấy 59.097 ha lúa xuân...
Với việc tích cực triển khai chính sách trồng bổ sung, làm giàu rừng tự nhiên bằng các giống cây bản địa, hơn 4.300 ha rừng tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang phát triển tốt.
Vụ đông 2024, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) sản xuất thử nghiệm 100 ha sắn cao sản. Đây là mô hình liên kết của địa phương với Công ty CP Nông thủy sản Nghệ An nhằm cung cấp nguyên liệu bền vững cho công ty.
Ông Trịnh Viết Thắng (SN 1978, quê Hà Nội) là người đã đưa cây húng quế về trồng tại xã Kỳ Tân (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) và mở ra hướng phát triển mới cho sản xuất nông nghiệp.
Với bản tính cần cù, chịu khó, anh Nguyễn Duy Sinh ở xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã khai thác điều kiện đất đai rộng lớn để trồng cây ổi lê Đài Loan mang lại nguồn thu nhập ổn định.
Nông dân Hương Khê (Hà Tĩnh) đang thay đổi tư duy sản xuất, hướng đến nông nghiệp hữu cơ để đảm bảo môi trường, an toàn cho người tiêu dùng và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 có quy mô 100 gian hàng với hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh đến từ 13 địa phương và các sở, ngành, tổ chức đoàn thể cấp tỉnh.
Việc tích cực đưa sản phẩm bán hàng trên các nền tảng số không chỉ đem lại nhiều hiệu quả trong quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới khách hàng mà còn tạo nên một cuộc cách mạng tư duy, giúp người nông dân Hà Tĩnh từng bước vươn ra “biển lớn".
Mạnh dạn chăn nuôi nhiều loài như ếch, lươn, dê, gà…, ông Trần Văn Hiếu (xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu.
Qua đánh giá, phân hạng, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) có thêm 5 sản phẩm đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao, góp phần phát huy thế mạnh, nâng tầm sản phẩm của địa phương.
Hương Sơn (Hà Tĩnh) đặt mục tiêu phấn đấu năm 2025 nâng tổng sản lượng lương thực lên 52.000 tấn. Giá trị sản xuất bình quân đất canh tác đạt 130 triệu đồng/ha
Công tác chuẩn bị cho Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 đã hoàn tất, sẵn sàng phục vụ người dân, du khách tham quan, mua sắm các đặc sản của tỉnh từ ngày 15 – 17/11.