Cần đánh giá cụ thể về tình hình giao đất, giao rừng cho tổ chức, cá nhân

(Baohatinh.vn) - Chiều 14/10, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Thị Nữ Y chủ trì cuộc họp của Đoàn giám sát HĐND tỉnh với Sở NN&PTNT và Sở TN&MT về chuyên đề “Công tác quản lý, khai thác, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh”.

Cần đánh giá cụ thể về tình hình giao đất, giao rừng cho tổ chức, cá nhân

Tại buổi làm việc, đại diện Sở NN&PTNN và Sở TN&MT đã trình bày báo cáo quá trình thực hiện quản lý, khai thác, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, toàn tỉnh hiện có 360.043ha rừng và đất lâm nghiệp (rừng tự nhiên 217.694ha, rừng trồng 110.537ha, đất chưa có rừng 31.812ha), phân bố trên địa bàn 13 huyện, thị xã, thành phố.

Về công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, qua quá trình tổ chức thực hiện, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, chủ rừng tổ chức thực hiện theo đúng quy định của pháp luât, do vậy, diện tích, chất lượng rừng trên địa bàn tăng nhanh qua các năm, nâng độ che phủ đạt 52,22% (2018).

Cần đánh giá cụ thể về tình hình giao đất, giao rừng cho tổ chức, cá nhân

Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Tĩnh Hoàng Quốc Huấn trình bày báo cáo tại hội nghị.

Về tình hình phân định ranh giới các loại rừng và lập hồ sơ quản lý rừng, sau khi có kết quả rà soát, quy hoạch, các đơn vị chủ rừng là các tổ chức trên địa bàn tỉnh đã tiến hành phân định, đóng mốc ranh giới 3 loại rừng (phòng hộ, đặc dụng, sản xuất) cụ thể trên bản đồ, thực địa và lập hồ sơ quản lý rừng, lưu trữ đảm bảo theo đúng quy định.

Cùng với đó, công tác bảo vệ hệ sinh thái rừng, động thực vật rừng luôn được các cấp, các ngành,chủ rừng quan tâm, tổ chức thực hiện; tính đa dạng sinh học luôn được bảo tồn và phát triển.

Cần đánh giá cụ thể về tình hình giao đất, giao rừng cho tổ chức, cá nhân

Phó Giám đốc sở TN&MT tỉnh Hà Tĩnh Trần Hữu Khanh trình bày báo cáo.

Thực hiện chủ trương của Đảng, nhà nước về giao đất gắng với giao rừng, trong những năm qua, các cấp, các ngành đã quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp. Đến nay, Hà Tĩnh đã giao diện tích đất rừng cho 20 tổ chức quản lý 254.450 ha; 26.920 hộ gia đình,cộng đồng quản lý 71.528ha; diện tích còn lại chưa giao, cho thuê đang do UBND xã quản lý 34.065ha.

Cần đánh giá cụ thể về tình hình giao đất, giao rừng cho tổ chức, cá nhân

Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Tĩnh Hoàng Văn Sơn: Các cấp ban, ngành liên quan cần xem xét lại hiện trạng phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh để có những kiến nghị sát thực tế, điều chỉnh quy hoạch phát triển trong thời gian tới.

Sau khi được giao, cho thuê đất, các tổ chức, cá nhân, UBND cấp xã đã xác định được rõ ranh giới, diện tích; đầu tư kinh phí, áp dụng KHKT thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng gắn với sản xuất.

Theo báo cáo của Sở TN&MT, sở đã hoàn thành đo vẽ lập bản đồ địa chính và trích lục bản đồ địa chính cho 138 xã, phường, thị trấn với 221 tờ bản đồ trên diện tích 45.399,07ha (bao gồm đất lâm nghiệp và các loại đất khác xen kẽ.)

Cần đánh giá cụ thể về tình hình giao đất, giao rừng cho tổ chức, cá nhân

Trưởng ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh Trần Viết Hậu : Trong báo cáo, Sở NN&PTNT cần đánh giá rõ hơn nữa về tình hình giao đất, giao rừng; công tác sử dụng, phát triển rừng cho tổ chức, cá nhân, UBND xã; quá trình phân loại, cắm mốc 3 loại rừng (phòng hộ, đặc dụng, sản xuất) để hạn chế việc lấn chiếm đất rừng.

Đối với công tác xác định ranh giới trên thực địa, đơn vị tư vấn đo vẽ và chủ sử dụng đất, chủ rừng xác định ranh giới, mốc giới ở thực địa để đo vẽ, lập bản đồ địa chính phục vụ cấp giấy chứng nhận. Đến nay, cơ bản các địa phương đã hoàn thiện quá trình giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng.

Cần đánh giá cụ thể về tình hình giao đất, giao rừng cho tổ chức, cá nhân

Trưởng ban Văn hoá – Xã hội HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nguyệt: Tỉnh chưa có chính sách cụ thể trong phát triển du lịch trên cơ sở gắn với đa dạng sinh học, hệ sinh thái rừng tại các địa phương.

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã giành phần lớn thời gian để trao đổi cụ thể hơn về các nội dung cần bổ sung trong 2 báo cáo của Sở NN&PTNT và Sở TN&MT để báo cáo tại kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm 2019 như: đánh giá cụ thể hơn về hiện trạng giao đất, giao rừng tại cơ sở; giải pháp thực hiện việc định giá rừng theo Luật Lâm nghiệp 2017; thực trạng phát triển, phân bổ cây cao su trên địa bàn; xây dựng dự án điện mặt trời có sử dụng diện tích đất rừng sản xuất...

Cần đánh giá cụ thể về tình hình giao đất, giao rừng cho tổ chức, cá nhân

Giám đốc Sở TN&MT Hồ Huy Thành giải trình một số vấn đề liên quan đến báo cáo của đơn vị.

Đồng thời, phân tích sâu về những hạn chế trong công tác quản lý, khai thác, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh như: tình trạnh xẻ, phát rừng tự nhiên nghèo kiệt trái phép; vấn đề chủ rừng chưa thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng tại gốc; đầu tư kinh phí cho công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Công tác giao khoán rừng của các chủ rừng do lịch sử để lại còn nhiều tồn tại, bất cập, hồ sơ thiếu tính pháp lý, quyền, nghĩa vụ các bên không rõ ràng...

Cần đánh giá cụ thể về tình hình giao đất, giao rừng cho tổ chức, cá nhân

Kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y đánh giá cao quá trình chuẩn bị báo cáo của Sở NN&PTNT và Sở TN&MT, đặc biệt, các báo cáo cũng đã chỉ rõ ra những hạn chế của quá trình thực hiện trong thời gian qua.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y cho rằng, việc bảo vệ rừng, giao đất, giao rừng phải gắn với phát triển kinh tế địa phương, để người dân làm giàu được từ rừng. Về vấn đề công tác định giá rừng trong lâm nghiệp, Luật Lâm nghiệp 2017 đã có quy định cụ thể về việc xác định giá, đề nghị Sở NN&PTNT phối hợp với các ngành liên quan nghiên cứu, tham mưu triển khai theo đúng quy định.

Đặc biệt, tiếp tục tăng cường hơn nữa quản lý nhà nước về khai thác, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; các sở ban, ngành liên quan chủ động, tích cực tuyên truyền các quy định hiện hành liên quan đến rừng, đất lâm nghiệp đến cán bộ và cơ sở và có trách nhiệm tham mưu với các chính sách phát triển của tỉnh.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh sẽ tiếp tục kiến nghị về vấn đề vấn đề thiếu hụt lực lượng biên chế trong lĩnh vực lâm nghiệp, Kiểm lâm trong kì họp HĐND tỉnh cuối năm 2019.

Chủ đề Lâm nghiệp - bảo vệ rừng

Đọc thêm

 Dưa lưới VietGAP Thạch Lạc vào vụ thu hoạch

Dưa lưới VietGAP Thạch Lạc vào vụ thu hoạch

Sau 2 tháng gieo trồng, đến nay, hơn 3.000 m2 diện tích sản xuất dưa lưới theo tiêu chuẩn VietGAP của HT Farm xã Thạch Lạc (Thạch Hà, Hà Tĩnh) chính thức cho thu hoạch vụ thứ 2.
Trồng nấm bằng công nghệ làm mát

Trồng nấm bằng công nghệ làm mát

Sử dụng hệ thống làm mát, anh Kiều Ngọc Bính ở thôn Yên Nam, xã Xuân Yên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) trồng hàng vạn nấm sò, bước đầu thành công mang lại hiệu quả kinh tế.