(Baohatinh.vn) - Kè biển Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) xuất hiện thêm các điểm sạt lở, sụt lún ăn sâu vào đất liền khiến người dân địa phương không khỏi lo lắng.
Video: Hiện trạng sụt lún, xuống cấp nghiêm trọng của kè biển Cẩm Nhượng
Kè biển Cẩm Nhượng được xây dựng từ năm 2003 với tổng chiều dài hơn 1,2km. Tuyến kè có vai trò chắn sóng, bảo vệ cho khoảng 1.200 hộ/5.000 nhân khẩu của các thôn: Phúc Hải, Xuân Bắc, Xuân Nam, Hải Bắc, Hải Nam và thôn Chùa của xã Cẩm Nhượng. Qua 20 năm chịu áp lực triều cường, công trình đã xuống cấp và hư hỏng. Huyện Cẩm Xuyên đã nhiều lần sửa chữa nhưng do kinh phí hạn chế nên tình trạng sạt lở thường xuyên diễn ra.
Theo quan sát, điểm sạt lở mới nhất thuộc thôn Hải Nam, có diện tích hơn 200 m2. Bên ngoài, các cấu kiện bê tông đã bị sóng biển làm sạt lở; bên trong, cấu kiện vỡ tạo ra các “hàm ếch” lớn, khoét sâu vào chân kè.
Điểm sạt lở này “ăn sâu” vào thân kè và mái kè. Vị trí sạt lở chỉ cách đường dân sinh và nhà dân khoảng 2m, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và tài sản của nhiều hộ dân thôn Hải Nam.
Ông Nguyễn Tiến Phương - người dân thôn Hải Nam lo lắng: "Nếu tính theo độ sâu của "hàm ếch" thì các điểm sạt lở đã "ăn" vào chân đường. Sau đợt mưa này, chắc chắn các điểm sạt lở sẽ lan rộng hơn. Thôn cũng đã sẵn sàng huy động người dân rọ đá để gia cố các điểm sạt lở nếu có mưa lớn hơn xảy ra".
Ngoài vị trí sạt lở mới, trên toàn tuyến kè dài hơn 500m đi qua địa bàn thôn Hải Nam và thôn Hải Bắc có nhiều điểm sạt lở khác đã được địa phương gia cố bằng rọ đá. Tuy nhiên, bên trong tuyến kè này đã mục rỗng nên khi gia cố điểm này thì sóng biển sẽ làm sụt lún điểm khác.
Mới đây, UBND huyện Cẩm Xuyên đã có văn bản báo cáo và xin ý kiến của UBND tỉnh cho triển khai sớm dự án “xử lý, khắc phục hư hỏng kè biển Cẩm Nhượng”. Bên cạnh đó, huyện cũng đã có văn bản chỉ đạo UBND xã Cẩm Nhượng chuẩn bị vật tư, huy động nhân lực, phương tiện để khắc phục tạm thời các điểm sạt lở mới, đảm bảo hoàn thành trước ngày 15/5/2023.
Tuyến kè biển Cẩm Nhượng được đầu tư hàng chục năm nên chỉ chịu được các cơn bão mạnh cấp 8, cấp 9. Thiên tai và thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu nên những năm gần đây, kè biển Cẩm Nhượng thường xuyên bị sạt lở.
Gần chục năm nay, xã phải huy động nhân lực và vật tư để gia cố, khắc phục tạm thời các điểm sạt lở. Tuy nhiên, khắc phục được điểm này lại sạt lở ở điểm khác nên chính quyền địa phương và người dân rất bất an. Mùa mưa bão 2023 đang đến gần, đề nghị đơn vị liên quan cho triển khai dự án “xử lý, khắc phục hư hỏng kè biển Cẩm Nhượng” để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản của Nhân dân.
Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh Trần Văn Toàn ở thôn Ngân Kiều (xã Thọ Điền, Vũ Quang, Hà Tĩnh) còn lan tỏa khát vọng vươn lên, đồng hành cùng bà con vùng biên xây dựng cuộc sống sung túc hơn.
Trước diễn biến thời tiết khó lường, nông dân Hà Tĩnh đang khẩn trương thu hoạch lúa vụ xuân, đẩy nhanh tiến độ làm đất để bắt đầu xuống giống vụ hè thu 2025.
Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1016/QĐ-TTg công nhận thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Giá gạo tại Nhật Bản tăng lên tới hơn 1,7 triệu đồng/bao, khiến hàng trăm nghìn lao động và du học sinh Việt rơi vào cảnh thắt lưng buộc bụng, nhiều người buộc phải chuyển sang ăn mì, bún để cầm cự qua ngày. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 28/5 của Báo Hà Tĩnh.
Sau đợt mưa lớn kéo dài gây ngập úng trên diện rộng, nhiều diện tích lúa tại Hà Tĩnh đứng trước nguy cơ hư hỏng, người dân các địa phương đang tập trung ra đồng để đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa xuân.
Vụ xuân năm nay, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) giành thắng lợi trên diện tích 52,5ha lúa hữu cơ với sản lượng đạt trên 260 tấn, tổng giá trị đạt trên 3,5 tỷ đồng. Kết quả này tạo tiền đề để địa phương tiếp tục mở rộng diện tích.
Thaco đề xuất chia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam làm 2 giai đoạn triển khai. Trong 5 năm đầu, công ty sẽ xây dựng hai đoạn Hà Nội - Hà Tĩnh và TP Hồ Chí Minh - Nha Trang, là những khu vực có nhu cầu vận tải lớn.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải yêu cầu các đơn vị triển khai nghiêm các công điện của Chính phủ, tập trung lực lượng thực hiện đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh đề nghị huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) chủ động ứng phó với thời tiết bất lợi, đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa xuân đảm bảo kế hoạch đề ra.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải yêu cầu các lực lượng phối hợp chặt chẽ, tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, đặc biệt chú trọng các mặt hàng ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Việc kịp thời thu hoạch lúa xuân, nhất là các diện tích bị đổ rạp, ngâm nước sẽ giúp bà con nông dân Hà Tĩnh giảm bớt thiệt hại do thiên tai gây ra, nhất là khi dự báo tiếp tục có mưa.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm và Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải chủ trì buổi làm việc. Cùng dự có các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các ban, sở, ngành, địa phương liên quan. Về phía Formosa Hà Tĩnh có ông Trần Tuấn Lương – Tổng Giám đốc cùng Ban lãnh đạo công ty.
Muốn có nguyên liệu phục vụ sản xuất, chủ sản phẩm OCOP ở Hà Tĩnh phải huy động nhân viên đến tận vườn hộ để thu hoạch nhưng nhiều thời điểm cũng không có nguyên liệu.
Hơn 9 năm xây dựng và phát triển, Công ty TNHH Vận hành kinh doanh MCC Việt Nam (trụ sở đóng tại TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) luôn giữ vững tôn chỉ “Lao động là tài sản quý giá của doanh nghiệp”.
Hàng trăm hộ dân xã Xuân Viên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) ngậm ngùi vì lúa vụ xuân năm nay hạt lép nhiều, năng suất sụt giảm, chỉ đạt bình quân chưa đến 1,5 tạ/sào.
Với chính sách hỗ trợ sát sườn, thiết thực, Nghị quyết 68/NQ-TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân sẽ trao cơ hội phát triển cho doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh ở Hà Tĩnh.
Để ngăn chặn lừa đảo, Ngân hàng Nhà nước dự kiến áp dụng sinh trắc học cho tài khoản tổ chức, cấm dùng bí danh và lập kho dữ liệu tài khoản nghi gian lận. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 27/5 của Báo Hà Tĩnh.
Giá vàng hôm nay 27/5/2025: Giá vàng liên tục biến động thời gian qua. Giá vàng đang chịu tác động từ những thông tin liên quan chính sách thuế quan của Mỹ với các nước.
Để đảm bảo sức đề kháng, phòng ngừa dịch bệnh, người nuôi tôm Hà Tĩnh đã chủ động triển khai các biện pháp khử khuẩn môi trường nước, ổn định các chỉ số trong ao nuôi.
Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu vẫn còn bày bán công khai tại các cửa hàng, chợ truyền thống ở Hà Tĩnh. Để xử lý triệt để vấn nạn này, cần sự quyết liệt hơn của lực lượng chức năng và thay đổi thói quen mua sắm từ chính người tiêu dùng.
UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo các sở, ngành cấp tỉnh, chính quyền địa phương tích cực phối hợp với chủ đầu tư từng bước tháo gỡ khó khăn, có những giải pháp quyết liệt để chủ đầu tư đưa các hạng mục vào thi công.
Trạm biến áp 110kV Lộc Hà và 4 xuất tuyến 22 kV đi vào vận hành đáp ứng nhu cầu phát triển phụ tải, góp phần hoàn thiện lưới điện phân phối theo quy hoạch phát triển điện lực Hà Tĩnh.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh giao các bộ, ngành nghiên cứu lập sàn giao dịch vàng, tách bạch quản lý nhà nước và kinh doanh để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 26/5 của Báo Hà Tĩnh.
Vì nhiều lý do mà đến nay, dự án hồ chứa nước Rào Trổ (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vẫn chưa hoàn thành, hệ quả là khu vực đã giải phóng mặt bằng bị người dân lấn chiếm để trồng keo tràm.
Nhiều người tiêu dùng dù biết hàng kém chất lượng, hàng nhái nhưng vẫn mua chỉ vì giá rẻ. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến cho hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường.