Cấp huyện tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trước 10/9

(Baohatinh.vn) - Chiều 27/8, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội nghị bàn các giải pháp đẩy nhanh tiến độ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP).

Cấp huyện tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trước 10/9

Dự hội nghị có lãnh đạo các địa phương, đơn vị tư vấn và chủ thể tham gia OCOP trên toàn tỉnh.

Theo báo cáo của Tổ xây dựng Đề án OCOP tỉnh, sau hơn 1 năm triển khai, đến nay có 112 sản phẩm, mô hình đăng ký tham gia Chương trình OCOP, trong đó có 88 sản phẩm, mô hình đã có phương án sản xuất kinh doanh đủ điều kiện.

Các địa phương đã tổ chức làm việc với đơn vị tư vấn (có mời các chủ thể tham gia Chương trình OCOP) để triển khai các nội dung phát triển sản phẩm, chỉ đạo và hướng dẫn các cơ sở thực hiện nội dung theo yêu cầu của chương trình.

Cấp huyện tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trước 10/9

Tổ trưởng Tổ xây dựng Đề án OCOP tỉnh Nguyễn Hữu Dực: Các chủ thể sản xuất sản phẩm cần xác định chiến lược kinh doanh đảm bảo thiết thực, khả thi, hiệu quả và đủ năng lực để thực hiện.

Theo đánh giá của Tổ xây dựng Đề án OCOP tỉnh, ngoài một số địa phương triển khai tốt như: Thạch Hà, Hương Sơn, Nghi Xuân…, nhìn chung tiến độ thực hiện còn chậm so với yêu cầu.

Chưa có địa phương nào phê duyệt dự toán (phần ngân sách nhà nước); các nội dung phát triển chất lượng sản phẩm còn hạn chế; một số địa phương triển khai thiếu quyết liệt; một số đơn vị tư vấn triển khai nội dung công việc còn chậm.

Cấp huyện tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trước 10/9

Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Hoàng Anh Nguyễn Thị Thêm: Đề nghị các huyện tạo điều kiện, cơ chế hỗ trợ lĩnh vực đất đai để mở rộng sản xuất, hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục liên quan đến các khâu của sản phẩm

Tại hội nghị, các đơn vị tư vấn, địa phương và các chủ thể tham gia OCOP đã nêu ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Chương trình OCOP, như: Xây dựng, phát triển sản phẩm, thủ tục cấp đất để mở rộng diện tích sản xuất, phê duyệt dự toán…

Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, triển khai chương tình kịp tiến độ, lãnh đạo Văn phòng Điều phối NTM tỉnh, Tổ xây dựng Để án OCOP đề nghị tỉnh hỗ trợ các huyện, thành phố, thị xã kết nối cùng đơn vị tư vấn để hỗ trợ chủ cơ sở phát triển sản phẩm theo các nội dung, phương án được phê duyệt; hình thành các điểm, hệ thống giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP.

Cấp huyện tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trước 10/9

Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Hương Sơn Phan Xuân Đức: Hương Sơn đã tập trung cao cho triển khai Chương trình OCOP. Đến nay, sản phẩm nhung hươu Hương Sơn đã cơ bản hoàn thành các thủ tục, điều kiện để công nhận sản phẩm đạt OCOP.

Đối với cấp huyện, khẩn trương thẩm định và ban hành văn bản chấp thuận phương án sản xuất của các chủ thể tham gia OCOP; kết nối đơn vị tư vấn để hướng dẫn cho các chủ thể phát triển sản phẩm theo phương án phê duyệt; tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm hoàn thành trước 10/9, đề xuất sản phẩm đạt 60 điểm trở lên để tỉnh tổ chức đánh giá, công nhận.

Cấp huyện tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trước 10/9

Chánh Văn phòng NTM tỉnh Trần Huy Oánh: Các địa phương tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm hoàn thành trước 10/9, đề xuất sản phẩm đạt 60 điểm trở lên để tỉnh tổ chức đánh giá, công nhận.

Đặc biệt, đối với các chủ thể đăng ký tham gia OCOP phải chịu trách nhiệm về quyết định phương án sản xuất kinh doanh của mình, đảm bảo thiết thực, khả thi, hiệu quả và đủ năng lực để thực hiện. Cân nhắc kỹ việc đầu tư để đưa lại hiệu quả cả trước mắt và lâu dài, tránh tư tưởng vì có ngân sách hỗ trợ mà đầu tư…

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.