Chân dung 10 nữ thanh niên xung phong tại Ngã ba Đồng Lộc dưới góc nhìn AI

Bằng công nghệ AI, nhóm các chuyên gia công nghệ thông tin đã tái hiện và phục dựng lại chân dung 10 nữ thanh niên xung phong anh hùng đã hy sinh tại Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh) đúng 55 năm về trước. Bộ ảnh được ra mắt đúng dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2023).

Chân dung 10 nữ thanh niên xung phong tại Ngã ba Đồng Lộc dưới góc nhìn AI

Các nữ thanh niên xung phong tại ngã ba Đồng Lộc dưới góc nhìn AI

Chân dung 10 nữ thanh niên xung phong tại Ngã ba Đồng Lộc dưới góc nhìn AI

Việc phục dựng chân dung 10 nữ thanh niên xung phong đã hy sinh tại Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh) nằm trong giai đoạn 2 của dự án số hóa "di sản số" về các liệt sĩ do nhóm các chuyên gia công nghệ thông tin bắt tay thực hiện từ khoảng tháng 3/2023. Dựa trên các bức ảnh còn sót lại, các chuyên gia sẽ sử dụng trí tuệ nhân tạo để phục dựng từng phần chân dung, trước khi đưa nhân vật vào bối cảnh cụ thể. Trong ảnh, liệt sĩ Võ Thị Tần (sinh năm 1944), người "chị cả" của Tiểu đội 4.

Chân dung 10 nữ thanh niên xung phong tại Ngã ba Đồng Lộc dưới góc nhìn AI

Chân dung liệt sĩ Dương Thị Xuân dưới góc nhìn AI. Các chuyên gia cho hay, trí tuệ nhân tạo sẽ dựa trên những nét cơ bản trong ảnh gốc, từ đó “điền” vào các chi tiết còn thiếu. Điểm nổi bật của công nghệ này là giúp giữ nguyên các nét biểu cảm của nhân vật như khi còn sống.

Chân dung 10 nữ thanh niên xung phong tại Ngã ba Đồng Lộc dưới góc nhìn AI

Chân dung liệt sĩ Hà Thị Xanh. Theo lời kể lại, làm việc gì cũng xốc vác, chị Xanh hay nhận việc khó về mình. Một lần được nghỉ phép, chị Xanh đã rủ bạn cùng đơn vị về nhà mình chơi. Bức ảnh này cũng được phục dựng trên nguyên mẫu bức ảnh hiện đang được khắc trên bia mộ của chị tại Đồng Lộc.

Chân dung 10 nữ thanh niên xung phong tại Ngã ba Đồng Lộc dưới góc nhìn AI

Chân dung liệt sĩ Hồ Thị Cúc qua sự tái hiện của công nghệ AI. Chị Cúc là Tiểu đội phó Tiểu đội 4 anh hùng. Tháng 7/1965, chị Cúc tình nguyện lên đường gia nhập Thanh niên ba sẵn sàng. Chị và chị Võ Thị Tần cùng ở chung đơn vị suốt 3 năm, cùng được kết nạp Đảng ngày 3/2/1967. Lúc hy sinh, chị Cúc nấp vào hố cá nhân nên mọi người chỉ tìm được 9 cô gái trong hầm, phải 3 ngày sau mới tìm được thi hài chị ở cách chỗ 9 cô gái kia hy sinh vài chục mét.

Chân dung 10 nữ thanh niên xung phong tại Ngã ba Đồng Lộc dưới góc nhìn AI

Chân dung liệt sĩ Nguyễn Thị Nhỏ. Bố mẹ chị mất sớm, nhà chỉ có 2 chị em gái: chị Miên và Nhỏ. Chị Miên thay bố mẹ nuôi chị Nhỏ từ bé. Khi chiến tranh phá hoại của Mỹ ngày một ác liệt, chị Nhỏ xin vào Thanh niên xung phong. Chị hy sinh năm 24 tuổi, khi chưa lập gia đình.

Chân dung 10 nữ thanh niên xung phong tại Ngã ba Đồng Lộc dưới góc nhìn AI

Chân dung liệt sĩ Nguyễn Thị Xuân. Chị nhập ngũ năm năm 1967. Theo anh Lê Công Thành, một trong những người tham gia dự án, việc tái hiện lại chân dung 10 cô gái anh hùng tại Hà Tĩnh là bước đầu tiên thuộc giai đoạn 2 của dự án xây dựng website lietsi.com - dự án số hóa thông tin về liệt sĩ lớn nhất nhì Việt Nam mà anh và các cộng sự đã bắt tay thực hiện 11 năm về trước.

Chân dung 10 nữ thanh niên xung phong tại Ngã ba Đồng Lộc dưới góc nhìn AI

Chân dung liệt sĩ Trần Thị Hường. Chị Hường là con của một liệt sĩ chống Pháp. Cha chị hy sinh năm 1953 ở mặt trận, khi Hường mới 4 tuổi. Hai năm sau, mẹ đi lấy chồng, Hường ở với bà ngoại và cậu mợ tại xóm Đông Quế, thị xã Hà Tĩnh. Chị có giọng hát hay, được mệnh danh là “chim sơn ca” của tiểu đội và của cả Đại đội 522.

Chân dung 10 nữ thanh niên xung phong tại Ngã ba Đồng Lộc dưới góc nhìn AI

Chân dung liệt sĩ Trần Thị Rạng. Chị sinh ra tại xóm chài Thọ Thủy, Đức Vĩnh, Đức Thọ (Hà Tĩnh). Thời thơ ấu theo cha mẹ làm nghề chèo lái trên sông La. Ngày 3/11/1967, chị vào Thanh niên xung phong. Ngoài giờ ra trận địa, Rạng cùng chị em làm toán, làm văn, tập hát, lúc nghỉ giải lao lại trêu đùa đại đội trưởng và mấy anh lái xe ủi. Chị hy sinh khi 18 tuổi.

Chân dung 10 nữ thanh niên xung phong tại Ngã ba Đồng Lộc dưới góc nhìn AI

Chân dung liệt sĩ Võ Thị Hà. Chị Hà được coi là “em út” trong Tiểu đội. Chị hy sinh khi mới chỉ 17 tuổi. Chị Hà cũng là người đầu tiên được nhóm chuyên gia phục dựng trong dự án của mình.

Chân dung 10 nữ thanh niên xung phong tại Ngã ba Đồng Lộc dưới góc nhìn AI

Chân dung liệt sĩ Võ Thị Hợi. Chị sinh trưởng trong một gia đình nông dân ở xã Thiên Lộc - Can Lộc, Hà Tĩnh, là con thứ 5 trong gia đình. Năm 1965, học xong lớp 7, Hợi xung phong đi “Ba sẵn sàng”. Thi thoảng Hợi mới có dịp về thăm nhà, chị kể: "Bom đạn dội xuống ghê gớm lắm mẹ ạ! Tiếng bom nổ, tiếng máy bay gầm xé suốt đêm ngày, đất đá bụi tung mù mịt. Nhưng tất cả bọn con đều không sợ. Cứ đợi dứt đợt bom là chúng con ra đường ngay, để xe khỏi bị tắc trên đường vào Nam mẹ ạ!”.

Theo Nhân Dân

Chủ đề NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SỸ

Đọc thêm

Cụ bà U100 say mê Truyện Kiều

Cụ bà U100 say mê Truyện Kiều

Truyện Kiều có sức sống mãnh liệt trong văn học Việt Nam, phổ biến trong các tầng lớp nhân dân. Dù gần 100 tuổi, cụ Trần Thị Tám ở xã Hồng Lộc (Hà Tĩnh) vẫn thuộc và say sưa luận giải Kiều.
Có một "phố cổ" giữa lòng xã nhỏ nhất Hà Tĩnh

Có một "phố cổ" giữa lòng xã nhỏ nhất Hà Tĩnh

Giữa một vùng quê ven sông La - nơi được biết đến là xã nhỏ nhất của tỉnh Hà Tĩnh lại tồn tại một góc phố mang dáng dấp cổ kính, phảng phất hồn xưa như một “phố cổ Hà Nội” thu nhỏ.
Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Về thôn Phú Quý, xã Đông Kinh, tỉnh Hà Tĩnh. Dạo bước trên những tuyến đường bê tông nhựa rộng rãi, không chỉ cảm nhận được sự bình yên, trù phú mà còn thấy rõ sức sống mới của miền quê trù phú, xanh tươi 
Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Bằng nhiều cách tiếp cận và truyền tải linh hoạt, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh đang nỗ lực làm mới công tác gia đình, để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp tiếp tục được khơi dậy và lan tỏa trong cộng đồng.
Khi ví, giặm "chạy show"…

Khi ví, giặm "chạy show"…

Không còn đơn thuần xuất hiện trên sân khấu hội diễn tuyên truyền, dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh từng bước hiện diện trong các show diễn giải trí, chuyển hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hóa.
Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.
Thuyết minh viên Đào Anh Tuân: Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Học Bác từ những điều bình dị, giản đơn để làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, hơn 20 năm nay, anh Đào Anh Tuân - Phó Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc và Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh) trở thành người “kết nối” lịch sử nơi “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc.
Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Nhận trọng trách Bí thư Chi bộ thôn Tân Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), ông Mai Văn Tường gương mẫu đi đầu, "thắp lửa" cho phong trào xây dựng nông thôn mới bằng quyết tâm cao, nghị lực lớn và cả những hy sinh để biến một làng quê khó khăn thành điểm sáng.
Biến hàng rào thành điểm nhấn xanh: Xu hướng mới tại TP Hà Tĩnh

Biến hàng rào thành điểm nhấn xanh: Xu hướng mới tại TP Hà Tĩnh

Những hàng rào bằng tường gạch khô cứng hay thép gai sắc nhọn được thay thế bằng cây xanh kết hợp với bồn hoa. Đây là cách mà một số cơ quan, đơn vị, nhà văn hóa hay nhà dân trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh làm mới hàng rào, xanh hóa không gian, tạo cảnh quan thoáng đãng, sạch đẹp.