Chính sách tiếp sức phát triển nông nghiệp Cẩm Xuyên

(Baohatinh.vn) - Các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp của huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã khuyến khích bà con nông dân đầu tư sản xuất với nhiều mô hình hiệu quả.

Tranh thủ thời tiết nắng ấm, những ngày này, khắp nơi trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên đang ra quân phá bờ thửa nhỏ thành ô thửa lớn để nâng cao giá trị sản xuất lúa.

Chính sách tiếp sức phát triển nông nghiệp Cẩm Xuyên

Xã Nam Phúc Thăng triển khai phá bờ thửa nhỏ trong sản xuất lúa.

Phó Chủ tịch UBND huyện Lê Ngọc Hà cho biết: “Đây là năm cuối triển khai Nghị quyết số 33/NQ-HĐND ngày 27/12/2018 (Nghị quyết 33) về cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triển nông nghiệp nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2019 – 2020 của huyện.

Các địa phương triển khai mô hình phá bờ thửa nhỏ trong sản xuất lúa sẽ được hỗ trợ 1,5 triệu đồng/ha nên 23 xã/thị trấn trên địa bàn huyện đều đồng loạt ra quân triển khai để thụ hưởng chính sách. Từ năm 2019 đến nay, toàn huyện hỗ trợ 25 mô hình với tổng kinh phí hơn 368 triệu đồng. Hiện nay, các xã vẫn đang tích cực triển khai mô hình”.

Chính sách tiếp sức phát triển nông nghiệp Cẩm Xuyên

Mô hình trồng dưa lưới chất lượng cao ở xã Cẩm Bình được Nghị quyết số 33/NQ-HĐND hỗ trợ.

Ngoài hỗ trợ mô hình phá bờ thửa nhỏ trong sản xuất lúa, Nghị quyết số 33 còn hỗ trợ hàng trăm mô hình trên địa bàn như: làm nệm lót bảo vệ môi trường trong chăn nuôi, chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, mô hình nhà lưới trồng rau – củ - quả, thưởng khu dân cư NTM kiểu mẫu đạt chuẩn. Tổng kinh phí hỗ trợ theo Nghị quyết số 33 đạt xấp xỉ 3 tỷ đồng.

Chính sách tiếp sức phát triển nông nghiệp Cẩm Xuyên

Bà Nguyễn Thị Việt ở xã Cẩm Sơn xây dựng mô hình chăn nuôi bò thịt chất lượng cao nhờ nguồn vốn hỗ trợ của nghị quyết.

Tập trung vào các lợi thế phát triển kinh tế, thời gian qua, huyện Cẩm Xuyên còn xây dựng đề án phát triển cây cam chất lượng cao vùng bán sơn địa huyện Cẩm Xuyên giai đoạn 2018 – 2023 và triển khai Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 20/12/2017 với các chính sách hỗ trợ. Từ năm 2018 đến nay, Cẩm Xuyên hỗ trợ hơn 400 triệu đồng theo nghị quyết này để “phủ xanh” mới 14,4 ha diện tích cam chất lượng cao ở các xã: Cẩm Minh, Cẩm Mỹ, Cẩm Trung, Cẩm Thịnh…

Xác định nuôi trồng thủy sản là thế mạnh, Cẩm Xuyên triển khai Nghị quyết số 48/NQ-HĐND ngày 12/7/2019 về việc thông qua đề án “Nâng cao chất lượng nuôi trồng thủy sản đến năm 2025”. Trong năm 2020, huyện Cẩm Xuyên đã hỗ trợ gần 500 triệu đồng để xây dựng mô hình nuôi tôm theo hướng VietGap.

Chính sách tiếp sức phát triển nông nghiệp Cẩm Xuyên

Giống dừa xiêm lùn được trồng trên đất cát bạc màu huyện Cẩm Xuyên nhờ địa phương triển khai Nghị quyết số 34/NQ-HĐND.

Nhằm ứng dụng khoa học kỹ thuật vào xây dựng các mô hình nông nghiệp giai đoạn 2019 – 2021, Cẩm Xuyên đã triển khai Nghị quyết số 34/NQ-HĐND ngày 27/12/2018 của HĐND huyện để hỗ trợ xây dựng các mô hình khoa học kỹ thuật như: nuôi lươn không bùn, trồng dừa xiêm lùn, chế biến nước mắm…

Từ các chính sách hỗ trợ, người dân có động lực để đầu tư sản xuất và triển khai các mô hình kinh tế. Không chỉ xây dựng thành công nhiều mô hình, các chính sách góp phần thay đổi nhận thức, tập quán, hướng người dân từ sản xuất quy mô nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất hàng hóa tập trung, đầu tư để nâng cao giá trị.

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lê Văn Danh
.
Chính sách tiếp sức phát triển nông nghiệp Cẩm Xuyên

Dưa được trồng trong nhà lưới cho năng suất và chất lượng cao.

Với nhiều chính sách tiếp sức, huyện Cẩm Xuyên đã từng bước thúc đẩy quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng bền vững, tạo điều kiện cho các xã phát triển cây trồng, vật nuôi theo hướng chuyển từ “lượng” sang “chất”, ứng dụng khoa học kỹ thuật gắn với đổi mới hình thức tổ chức sản xuất; khuyến khích phát triển doanh nghiệp, HTX, trang trại, tăng cường liên kết sản xuất, bảo vệ môi trường.

Hiện nay, UBND huyện Cẩm Xuyên đang thực hiện rà soát, đánh giá các chính sách để triển khai phù hợp với tình hình sản xuất, giúp người dân được thụ hưởng tốt nhất.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.