Chống dịch Covid-19 trong bối cảnh mới ở Hà Tĩnh (bài 2): Không được phép chủ quan, lơ là!

(Baohatinh.vn) - Với nỗ lực của cả hệ thống chính trị, Hà Tĩnh đã vững vàng vượt qua 2 đợt cao điểm dịch Covid-19. Thời điểm giáp tết Nguyên đán với nhiều nguy cơ cộng hưởng, liệu chúng ta đã thực sự kích hoạt những “pháo đài” phòng dịch?...

Video: Thượng tá Nguyễn Mậu Phúc - Chủ nhiệm Chính trị BĐBP Hà Tĩnh nhận định nguy cơ dịch xâm nhập vào địa bàn.

Chưa hết lo dù đã chốt chặn xuất nhập cảnh trái phép

Theo trao đổi của Thượng tá Nguyễn Mậu Phúc - Chủ nhiệm Chính trị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, từ khi dịch Covid-19 bùng phát, đơn vị luôn chủ động lực lượng, phương tiện và các phương án nghiệp vụ trong mọi tình huống. Gần 2 tuần nay, số lượng người nhập cảnh qua Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo tăng gấp 3 so với thời gian trước đó.

Chống dịch Covid-19 trong bối cảnh mới ở Hà Tĩnh (bài 2): Không được phép chủ quan, lơ là!

BĐBP tỉnh đã thành lập 15 chốt cố định, 9 tổ lưu đông để ngăn chặn người nhập cảnh trái phép.

Nắm bắt tình hình, BĐBP một mặt có kế hoạch bố trí cán bộ có kinh nghiệm, năng lực tiếp tục cắm chốt thực hiện các hoạt động phòng dịch và đảm bảo an ninh ở cửa khẩu từ nay đến tết Nguyên đán, một mặt tăng dần quân số cho các đồn biên phòng ở Cầu Treo, xã Sơn Hồng (Hương Sơn) và bản Giàng (Hương Khê) để ngăn chặn các đối tượng xuất nhập cảnh trái phép.

“Ngoài 15 chốt kiên cố, các đồn biên phòng đã tăng cường 9 tổ lưu động nhằm nỗ lực rào kín đường mòn, lối mở trái phép. Thế nhưng, trên thực tế nguy cơ vẫn rất lớn vì nhu cầu về quê ăn tết của người Việt Nam ở nước ngoài tăng cao, nhất là số lao động tự do. Nhiều người sẵn sàng bỏ số tiền lớn thuê người bản địa vượt đường biên đưa về nước.

Đặc biệt, nhiều lao động hiện đang cố gắng bám lại ở nước bạn (Lào, Thái Lan - P.V) trong thời điểm cuối năm nhiều việc làm để tăng thu nhập. Khi đã áp tết, để tránh cách ly tập trung, kịp về ăn tết với gia đình, họ sẽ tính chuyện nhập cảnh trái phép”, Thượng tá Nguyễn Mậu Phúc - Chủ nhiệm Chính trị BĐBP tỉnh nhận định.

Chống dịch Covid-19 trong bối cảnh mới ở Hà Tĩnh (bài 2): Không được phép chủ quan, lơ là!

Lực lượng Biên phòng Hà Tĩnh phát hiện và bắt giữ 2 trường hợp đang cắt rừng để nhập cảnh trái phép vào Việt Nam ngày 19/11/2020 (Ảnh tư liệu).

Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, BĐBP tỉnh phối hợp với các lực lượng đã phát hiện, bắt giữ 14 vụ/35 đối tượng có hành vi cắt rừng vượt biên trái phép từ Lào về Việt Nam để trốn cách ly; chỉ trong 1 tháng nay đã có 2 vụ/4 đối tượng.

Ngoài các đường mòn lối mở, thực tế cho thấy, tội phạm tổ chức cho người dân trốn đi nước ngoài trái phép vẫn hoạt động nên không tránh khỏi nguy cơ người lao động tìm cách liên hệ tìm người đưa về từ Thái Lan bằng đường tiểu mạch.

Chống dịch Covid-19 trong bối cảnh mới ở Hà Tĩnh (bài 2): Không được phép chủ quan, lơ là!

Ồng Nguyễn Lê (người ở giữa) ở thôn Nhật Tân (xã Mỹ Lộc) cho biết, ông có 2 người con trai đang lao động ở Thái Lan.

Tại xã Mỹ Lộc (Can Lộc) - địa phương có hơn 1.300 lao động đang làm việc ở các nước Lào, Thái Lan (chủ yếu là Thái Lan), Chủ tịch UBND xã Trần Sỹ Lương cho biết: Mặc dù xã thường xuyên chỉ đạo các thôn nắm bắt thực tế người đi, về từ các nước có dịch nhưng không thể khẳng định đã kiểm soát triệt để.

Thực tế là nhiều năm nay, trên địa bàn có các dịch vụ xe đến tận nhà đưa, đón người đi lao động ở Thái Lan; mới đây xảy ra sự việc đau lòng làm công dân địa phương thiệt mạng trong vụ tai nạn ở Campuchia khi đang trên đường sang Thái Lan làm việc.

Các “pháo đài” chưa kích hoạt

Dịp tết Dương lịch, chúng tôi có cuộc khảo sát ở nhiều địa bàn có số đông lao động làm ăn ở nước ngoài, các tỉnh miền Nam và nhận thấy rằng, các địa phương dù đã nắm bắt thông tin chung và chỉ đạo trên hệ thống, nhưng ở từng thôn xóm và mỗi người dân, việc kích hoạt các hoạt động phòng dịch hầu như chưa được thực hiện.

Chống dịch Covid-19 trong bối cảnh mới ở Hà Tĩnh (bài 2): Không được phép chủ quan, lơ là!

Trạm xá xã Kỳ Giang đã triển khai công tác phòng chống dịch, tuy nhiên việc thống kê tại các thôn về số lượng lao động đang ở các tỉnh, thành phố lớn, có nguy cơ dịch bệnh sẽ về quê ăn tết chưa được thực hiện.

Hầu hết các tổ liên gia chưa tiến hành khảo sát số lượng và nhu cầu về quê ăn tết của lao động đang làm việc ở các nước có dịch và tỉnh, thành trong nước có nguy cơ cao về dịch bệnh. Công tác tuyên truyền đến tận các gia đình để họ vận động người thân chấp hành nghiêm túc quy định phòng chống dịch khi trở về quê ăn tết cũng chưa được triển khai.

Như tại xã Kỳ Giang, một trong những địa bàn có người dân đang tham gia lao động ở miền Nam lớn nhất của huyện Kỳ Anh, theo Trạm trưởng Trạm Y tế Nguyễn Đình Tứ, “chúng tôi đang chỉ đạo mạng lưới y tế thôn bản nắm bắt địa bàn. Một thời gian nữa, khi lao động từ miền Nam trở về thì sẽ phối hợp với cán bộ thôn tiến hành khảo sát và tuyên truyền, vận động”.

Chống dịch Covid-19 trong bối cảnh mới ở Hà Tĩnh (bài 2): Không được phép chủ quan, lơ là!

Người dân đang còn tâm lý chủ quan, không tuân thủ các quy định phòng chống dịch nơi công cộng.

Bên cạnh đó, ở tất cả các địa bàn, việc tuân thủ khuyến cáo của Bộ Y tế về thực hiện thông điệp 5K (khẩu trang - khử khuẩn - khoảng cách - không tập trung - khai báo y tế) chưa được chú trọng để ứng phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh.

Mặc dù Chủ tịch UBND tỉnh đã có văn bản yêu cầu người dân thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang tại nơi công cộng, đặc biệt là tại các cơ sở y tế, chợ, siêu thị, bến xe, bến cảng, ga tàu, trên các phương tiện giao thông công cộng, nhà máy, xí nghiệp nhưng phần lớn người dân còn mang tâm lý chủ quan, lơ là. Thậm chí tại các cơ quan, công sở vẫn có nhiều người dân đến giao dịch không tuân thủ quy định phòng dịch. Trong khi đó, việc nhắc nhở, xử lý của cơ quan, đơn vị và lực lượng chức năng chưa được thực hiện quyết liệt.

Chống dịch Covid-19 trong bối cảnh mới ở Hà Tĩnh (bài 2): Không được phép chủ quan, lơ là!

Nhiều người vẫn không chấp hành quy định đeo khẩu trang khi thực hiện giao dịch ở các trung tâm hành chính công.

Phó Giám đốc Sở Y tế Đường Công Lự cho rằng: "Thực tế đã chứng minh một trong những bài học quyết định thắng lợi cuộc chiến chống dịch Covid-19 qua 2 đợt cao điểm trong năm 2020 ở Hà Tĩnh đó là mỗi người dân đã thực sự trở thành một chiến sỹ, một thôn xóm là một pháo đài.

Lúc này, “chiến trường” im ắng hơn nhưng ẩn họa thì rất lớn. Nếu mỗi người dân, mỗi thôn xóm không cảnh giác cao và vào cuộc một cách chủ động từ những hành động nhỏ nhất thì cánh cửa ngăn dịch Covid-19 xâm nhập vào địa bàn sẽ dễ dàng mở ra".

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.