Chủ động ngăn cúm gia cầm xâm nhập và lây nhiễm sang người ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo thường xuyên giám sát tại các cơ sở điều trị cũng như giám sát dựa vào sự kiện tại cộng đồng các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính, hội chứng viêm phổi nặng do vi rút và hội chứng cúm để phát hiện kịp thời ca bệnh cúm gia cầm lây sang người.

Thực hiện văn bản của Bộ Y tế về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống cúm gia cầm lây sang người, để chủ động ngăn chặn bệnh cúm gia cầm xâm nhập và lây nhiễm sang người, UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành triển khai thực hiện.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế tăng cường giám sát chặt chẽ người nhập cảnh nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ/mắc bệnh, nhất là người giết mổ, buôn bán gia cầm, các sản phẩm gia cầm sống, người có tiền sử đến từ khu vực đang có dịch (gồm dịch trên gia cầm và ở người) để được cách ly tạm thời và lấy mẫu xét nghiệm nhằm xác định tác nhân gây bệnh; quản lý ca bệnh (nếu có) và xử lý không để bệnh lây lan ra cộng đồng.

Chủ động ngăn cúm gia cầm xâm nhập và lây nhiễm sang người ở Hà Tĩnh

Tiêm phòng là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa dịch bệnh.

Thường xuyên giám sát tại các cơ sở điều trị cũng như giám sát dựa vào sự kiện tại cộng đồng các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính, hội chứng viêm phổi nặng do vi rút và hội chứng cúm để phát hiện kịp thời ca bệnh cúm gia cầm lây sang người; các cơ sở khám chữa bệnh sẵn sàng thu dung, cách ly, điều trị theo quy định của Bộ Y tế.

Sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện hỗ trợ kịp thời cho các địa phương triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch.

Phối hợp các đoàn liên ngành kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm tại các cơ sở giết mổ gia cầm, chế biến thực phẩm từ gia cầm và các hộ kinh doanh ăn uống trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Sở TT&TT, các cơ quan truyền thông cung cấp thông tin về dịch bệnh cúm gia cầm và truyền thông các biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm sang người. Phối hợp với Sở NN&PTNT trao đổi thông tin dịch bệnh cúm trên gia cầm và trên người để có biện pháp xử lý dịch theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT ngày 27/5/2013 của Bộ Y tế và Bộ NN&PTNT.

Thực hiện kịp thời, đầy đủ công tác báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.

Sở NN&PTNT giám sát chặt chẽ tình hình dịch cúm trên các đàn gia cầm để điều tra, lấy mẫu xét nghiệm nhằm chẩn đoán xác định tác nhân gây bệnh và xử lý ổ dịch kịp thời, triệt để theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT ngày 27/5/2013 của Bộ Y tế và Bộ NN&PTNT.

Sở TT&TT tăng cường truyền thông về các biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm sang người, đặc biệt chú ý những khu vực có nguy cơ cao và những người chăn nuôi, buôn bán và giết mổ gia cầm về nguy cơ mắc bệnh, các biện pháp phòng tránh, khuyến cáo mạnh mẽ người dân không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực hiện an toàn trong giết mổ, chế biến gia cầm và các sản phẩm của gia cầm, không ăn tiết canh và không sử dụng gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân.

Sở Công Thương phối hợp các sở, ngành chức năng ngăn chặn kịp thời và có các biện pháp xử lý nghiêm đối với các trường hợp buôn bán gia cầm, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc trên địa bàn tỉnh.

Cục Hải quan Hà Tĩnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với ngành y tế trong việc hướng dẫn người nhập cảnh qua cửa khẩu, hải cảng có biểu hiện nghi ngờ/mắc bệnh cúm gia cầm đến khu cách ly tạm thời để được lấy mẫu xét nghiệm nhằm xác định tác nhân gây bệnh. Ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam.

UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo các ban, ngành liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh cúm trên các đàn gia cầm và ở người để kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống hiệu quả, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng. Chủ động bố trí ngân sách để mua sắm trang thiết bị, thuốc, vật tư, hóa chất xử lý khi có dịch cúm gia cầm xảy ra.

Chủ đề Dịch bệnh GS-GC

Đọc thêm

Người mang ánh sáng trở về

Người mang ánh sáng trở về

Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.
Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Trung tâm Xạ trị kỹ thuật cao - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đang từng ngày viết nên những câu chuyện hồi sinh từ lòng tin, từ nội lực ngành y tế địa phương và từ sự đồng hành của y học hiện đại.
"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

Chữa bệnh không phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, thế nhưng cơ sở khám, chữa bệnh của ông Dương Văn Ngọ (ở xã Thạch Trị, TP Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Câu hỏi đặt ra là công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của địa phương, ngành chức năng vì sao chưa phát huy hiệu quả?
Hà Tĩnh xuất hiện nhiều ca bệnh Covid-19

Hà Tĩnh xuất hiện nhiều ca bệnh Covid-19

Từ đầu năm đến nay, trên thế giới ghi nhận số ca mắc Covid-19 gia tăng đáng kể. Tại Hà Tĩnh, số ca bệnh cũng có xu hướng tăng nhẹ và lây nhiễm trong cộng đồng.
Thực hư "thần y” chữa bách bệnh ở Hà Tĩnh

Thực hư "thần y” chữa bách bệnh ở Hà Tĩnh

BVĐK Hà Tĩnh liên tục tiếp nhận các ca biến chứng nghiêm trọng do tiêm, chuyền tại cơ sở chữa bệnh “chui”. Thực trạng này cảnh báo tình trạng tùy tiện trong chữa bệnh, đẩy nhiều người vào cảnh tiền mất, tật mang.
[Motion Graphics] "Vạch trần sự hấp dẫn giả tạo"

[Motion Graphics] "Vạch trần sự hấp dẫn giả tạo"

Năm 2025, Tổ chức Y tế thế giới chọn chủ đề “Vạch trần sự hấp dẫn giả tạo” với mục tiêu nhằm phơi bày chiến thuật của các tập đoàn thuốc lá trong việc quảng cáo sai sự thật, gây hiểu lầm thuốc lá không có hại.