Chủ động xây dựng phương án ứng phó thiên tai tại các công trình trọng điểm ở Thạch Hà

(Baohatinh.vn) - Để ứng phó với thiên tai đang diễn biến phức tạp, khó lường, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) cần sớm hoàn thiện việc xây dựng phương án, kịch bản đảm bảo an toàn tại các công trình trọng điểm.

Chủ động xây dựng phương án ứng phó thiên tai tại các công trình trọng điểm ở Thạch Hà

Chiều 27/5, Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Văn Việt dẫn đầu đoàn kiểm tra của tỉnh đã có buổi làm việc về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021 trên địa bàn huyện Thạch Hà.

5 tháng đầu năm 2021, tại Thạch Hà, do ảnh hưởng mưa kèm theo gió mạnh từ ngày 26 đến 29/4/2021 đã làm 1.861 ha lúa vụ xuân bị đổ ngã. Vụ lốc xoáy xảy ra tại thôn Quý Linh và thôn Đông Sơn, xã Thạch Xuân vào ngày 25/5 làm 15 ngôi nhà bị tốc mái, 4 cột điện bị gãy đổ, 30 ngôi nhà bị ảnh hưởng, ước tính thiệt hại 143 triệu đồng.

Chủ động xây dựng phương án ứng phó thiên tai tại các công trình trọng điểm ở Thạch Hà

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lê Văn Thuận báo cáo kết quả thực hiện công tác PCTT&TKCN 5 tháng đầu năm 2021, kế hoạch nhiệm vụ thời gian tới.

Năm 2021, Thạch Hà tiếp tục đẩy nhanh tiến độ các công trình đang thi công; cảnh báo kịp thời, chính xác các loại hình thiên tai, đảm bảo thông tin thông suốt trong mọi tình huống; tập huấn công tác PCTT&TKCN cho các hộ dân, các vùng thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai...

Thực hiện nguyên tắc “chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả” và quán triệt phương châm “4 tại chỗ" trong phòng chống thiên tai. Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa và cộng đồng nhằm phát huy ý thức tự giác, chủ động của cộng đồng dân cư.

Chủ động xây dựng phương án ứng phó thiên tai tại các công trình trọng điểm ở Thạch Hà

Trưởng phòng quản lý khai thác - Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh Đặng Hòa Bình: Cần bố trí vật tư phương tiện và xây dựng kế hoạch di dời dân của hồ Khe Xai

Tại buổi làm việc, Thạch Hà kiến nghị, đề xuất tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí để mua sắm thuyền loại nhỏ nhằm chủ đổng trong quá trình sơ tán, cứu trợ khi bị ngập lụt, mỗi thôn, xóm, tổ dân phố từ 8 đến 10 cái.

Tổ chức các lớp huấn luyện lái thuyền cho lực lượng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai các cấp, lực lượng tham gia cứu hộ cứu nạn.

Chủ động xây dựng phương án ứng phó thiên tai tại các công trình trọng điểm ở Thạch Hà

Trưởng Ban Quản lý khu vực mỏ sắt Thạch Khê Thái Văn Hóa cho rằng cần quan tâm đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền kịp thời cho Nhân dân.

Sớm triển khai dự án “Tăng cường khả năng thoát lũ vùng hạ du công trình thủy lợi Kẻ Gỗ”, hỗ trợ kinh phí sửa chữa, nâng cấp các hồ đập bị hư hỏng, xuống cấp, gồm: tràn đập Bạng xã Lưu Vĩnh Sơn, tràn đập Xạ và hạ lưu sau tràn, xã Lưu Vĩnh Sơn; gia cố thân đập và xây dựng tràn điều tiết đập Mươi ở xã Thạch Ngọc; sửa chữa, nâng cấp trạm bơm và kênh dẫn sau trạm bơm Đò Bang, xã Tượng Sơn...

Chủ động xây dựng phương án ứng phó thiên tai tại các công trình trọng điểm ở Thạch Hà

Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Ngô Đức Quy cho rằng công tác phòng chống tại hệ thống kênh Vách Nam và đê Hữu Phủ vẫn đảm bảo trong mùa lụt sắp tới.

Phát biểu tại buổi làm việc, Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Nguyễn Văn Việt đánh giá cao nỗ lực của Thạch Hà trong việc chủ động xây dựng phương án, kịch bản ứng phó với diễn biến thiên tai; đồng thời khắc phục kịp thời những thiệt hại, hậu quả của thiên tai trên địa bàn.

Chủ động xây dựng phương án ứng phó thiên tai tại các công trình trọng điểm ở Thạch Hà

Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt phát biểu tại buổi làm việc.

Giám đốc Sở NN&PTNT đề nghị huyện Thạch Hà tiếp tục soát xét lại các nội dung để hoàn chỉnh bổ sung, củng cố hồ sơ, đây là cơ sở pháp lý để thực hiện các phương án trong thực tế.

Để ứng phó với thiên tai đang diễn biến phức tạp, khó lường, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) cần sớm hoàn thiện việc xây dựng phương án, kịch bản; nhất là đảm bảo an toàn tại các công trình trọng điểm.

Chủ động thực hiện phương châm “4 tại chỗ”. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đặc biệt là tuyên truyền cho người dân vùng dạ du thích ứng với biến đổi khí hậu; tuyên truyền cho người dân tại vùng nuôi trồng thủy sản chủ động thu hoạch nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại.

Chủ động xây dựng phương án ứng phó thiên tai tại các công trình trọng điểm ở Thạch Hà

Trước đó, đoàn công tác đi kiểm tra tại khu vực mỏ sắt Thạch Khê...

Chủ động xây dựng phương án ứng phó thiên tai tại các công trình trọng điểm ở Thạch Hà

... và kiểm tra tiến độ xây dựng cống số 1 đoạn đi qua xã Đỉnh Bàn.

Chủ đề Thiên tai - bão lũ

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.