(Baohatinh.vn) - Theo thông tin từ Sở Công thương Hà Tĩnh, đến thời điểm này, có 282 dự án đã đầu tư vào các cụm công nghiệp trên địa bàn với tổng vốn đăng ký hơn 5.901 tỷ đồng.
Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Trần Châu hoạt động sản xuất tại Cụm Công nghiệp Bắc Cẩm Xuyên.
Trên địa bàn Hà Tĩnh hiện có 21 cụm công nghiệp (CCN) đã được thành lập với tổng diện tích hơn 558,2 ha. Trong đó, số CCN đã đi vào hoạt động là 19 cụm (3 CCN đang quá trình đầu tư, chưa có dự án thứ cấp, gồm CCN Thạch Bằng, huyện Lộc Hà; CCN Cổng Khánh 1, thị xã Hồng Lĩnh và CCN Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên).
Phát triển các CCN được coi là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy sản xuất công nghiệp, qua đó góp phần tăng thu ngân sách, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Do đó, thời gian qua, Hà Tĩnh đã nỗ lực kêu gọi các dự án đầu tư vào các CCN phát triển sản xuất. Đến thời điểm này, có 282 dự án đã đầu tư trong các CCN trên địa bàn với tổng vốn đăng ký là hơn 5.901 tỷ đồng.
Công ty TNHH May mặc xuất khẩu Appareltech Hà Tĩnh (CCN Đức Thọ) tạo việc làm cho khoảng 1.650 lao động.
Nếu tính đất công nghiệp đã cho các dự án thuê thì tỷ lệ lấp đầy bình quân của các CCN đã đi vào hoạt động đạt 49,98% (diện tích đất công nghiệp đã cho thuê tại các CCN là 231,66 ha). Tỷ lệ này giảm so với năm 2022 (55,73%) do CCN Bắc Thạch Quý (diện tích quy hoạch 10 ha) và CCN sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi, cung cấp giống bò sữa Sơn Lễ (diện tích 62,87 ha) được đưa ra khỏi Phương án phát triển CCN trong Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (2 CCN này có tỷ lệ lấp đầy đạt 100%).
Theo phương án phát triển CCN được quy hoạch trong Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, mục tiêu đến năm 2030, toàn tỉnh sẽ có 45 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 1.892 ha.
Theo khảo sát của Chi cục Thống kê Hà Tĩnh, 74% doanh nghiệp chế biến – chế tạo trên địa bàn dự báo tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn trong quý II/2025.
Dự kiến từ 9/4, Mỹ áp thuế lên tới 46% với hàng nhập khẩu từ Việt Nam nên các doanh nghiệp xuất khẩu Hà Tĩnh đang chủ động triển khai các giải pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực
Công ty Điện lực Hà Tĩnh đưa vào sử dụng 17 dự án đầu tư xây dựng lưới điện nhằm giảm quá tải lưới điện mùa nắng nóng, giảm tổn thất điện năng, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.
Chủ động rời nơi “chôn rau cắt rốn” cho các công trình trọng điểm ở Hà Tĩnh được triển khai thuận lợi, trên các khu tái định cư, người dân đang cùng nhau xây dựng cuộc sống mới.
Văn phòng Chính phủ thông báo, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo Bộ Xây dựng nhanh chóng hoàn thiện thủ tục để khởi công dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam vào cuối năm 2026.
Sau gần 15 năm chờ đợi, người dân tổ dân phố Tân Thắng, phường Kỳ Ninh vui mừng khi tuyến đường Hoàng Sa thuộc Dự án đường trục ngang Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã hoàn thành.
Để chủ động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phòng ngừa ùn tắc, tai nạn giao thông, ngày 5/4, Cục Đường bộ Việt Nam đã gửi văn bản tới các Khu Quản lý đường bộ; các Sở Xây dựng, doanh nghiệp, nhà đầu tư dự án BOT; Tổng công ty Phát triển đường cao tốc Việt Nam và các nhà cung cấp dịch vụ thu phí yêu cầu bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025.
Trong điều kiện khó khăn, cộng đồng doanh nghiệp Hà Tĩnh tiếp tục chủ động thích ứng, tăng tốc sản xuất – kinh doanh để sớm hoàn thành các mục tiêu đề ra.
Để kịp tiến độ thông xe tuyến chính cao tốc Bắc – Nam đoạn qua Hà Tĩnh trước ngày 30/4 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các nhà thầu đang gấp rút thi công các hạng mục cuối cùng.
Hà Tĩnh đang quyết tâm tháo gỡ những vướng mắc cuối cùng, hoàn thành bàn giao 100% mặt bằng dự án cao tốc Bắc – Nam ngay trong tháng 4/2025.
Quý II/2025, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 (Hà Tĩnh) nỗ lực đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia với sản lượng điện thương mại dự kiến đạt 1.979 triệu kWh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà đề nghị Công ty Điện lực Hà Tĩnh tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả vận hành lưới điện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Sau sắp xếp bộ máy, Hải quan Cửa khẩu cảng Vũng Áng đang triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy mạnh xuất nhập khẩu qua cụm cảng lớn nhất Hà Tĩnh nhằm tăng thu ngân sách...
Còn 1 tháng cho thời hạn thông tuyến chính cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh nên hiện nay, nhà thầu đang tập trung tối đa nhân lực, tổ chức thi công 3 ca, 4 kíp để đẩy nhanh tiến độ xây dựng cầu cạn cao nhất trên tuyến.
Theo tính toán ban đầu, để đầu tư nâng cấp, cải tạo quốc lộ 1 đoạn qua Khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) dài 26 km với quy mô đường đô thị thứ yếu 4 làn xe, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 1.540 tỷ đồng.
Công ty Điện lực Hà Tĩnh hỗ trợ cài đặt ứng dụng EVNNPC CSKH trên thiết bị di động nhằm mang lại nhiều thuận lợi cho người dân và giảm thiểu tình trạng lừa đảo cài app giả mạo.
Giả mạo thư mời của Chi cục Thuế khu vực XI (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị), đối tượng lừa đảo nhắm đến doanh nghiệp ở TX Kỳ Anh hòng chiếm đoạt thông tin, tài sản.
Dự án mở rộng hầm đường bộ Đèo Ngang nằm trong số các dự án nâng cấp, mở rộng một số cầu, hầm trên tuyến quốc lộ 1 với tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng.
Quý I/2025, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đạt nhiều kết quả toàn diện trong phát triển kinh tế - xã hội với tổng giá trị sản phẩm 3.448 tỷ đồng, thu ngân sách đạt 53,4 tỷ đồng.
Các đơn vị liên quan đang phối hợp đẩy nhanh tiến độ dự án đường trục ngang ven biển huyện Thạch Hà (nay là TP Hà Tĩnh) để góp phần hoàn thiện hạ tầng, thúc đẩy phát triển KT-XH.
Sở hữu quỹ đất lớn, hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện, cơ chế chính sách phù hợp, Hà Tĩnh đã và đang có sức hấp dẫn lớn đối với nhiều nhà đầu tư lĩnh vực công nghiệp.
Từ đầu năm đến nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh) đạt hơn 91 triệu USD (tăng 19,34% so với cùng kỳ năm ngoái), với số thu ngân sách nhà nước đạt hơn 39,2 tỷ đồng.
Các tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông 2 làn xe, 4 làn xe hạn chế cần thiết phải đầu tư mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và đáp ứng nhu cầu vận tải tăng.
Nhiều dự án triển khai ở Hà Tĩnh đang bị thiếu đất san lấp, nhà thầu phải mua ở những vùng khoảng cách vận chuyển xa, đội chi phí và ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình.