Đánh giá tác động môi trường các dự án liên quan đến rừng, đất lâm nghiệp

(Baohatinh.vn) - Chiều 11/9, tại Can Lộc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn chủ trì hội thảo “Đề án khai thác tiềm năng, lợi thế rừng, đất lâm nghiệp để phát triển bền vững KT-XH tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo” thuộc cụm 3 (gồm các huyện: Nghi Xuân, Can Lộc, Lộc Hà, T.X Hồng Lĩnh).

danh gia tac dong moi truong cac du an lien quan den rung dat lam nghiep

Tại hội thảo các đại biểu tham dự đều đánh giá cao nội dung “Đề án khai thác tiềm năng, lợi thế rừng, đất nông nghiệp để phát triển bền vững KT-XH tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo”.

danh gia tac dong moi truong cac du an lien quan den rung dat lam nghiep

Ông Nguyễn Viết Chuân - Chủ tịch UBND xã Thượng Lộc (Can Lộc): Diện tích trồng cam, bưởi trên địa bàn xã đem lại hiệu quả nhất nhưng vẫn khó khăn về thương hiệu, an toàn vệ sinh thực phẩm và thị trường tiêu thụ.

Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng, việc chuyển đổi rừng và đất lâm nghiệp sang phát triển các sản phẩm nông nghiệp (cây ăn quả, chè công nghiệp, chăn nuôi, cây thức ăn chăn nuôi) phải đảm bảo tính bền vững gắn bảo vệ môi trường, phải được hướng dẫn, kiểm soát chặt chẽ theo đúng quy hoạch, kế hoạch; tuân thủ quy trình...

danh gia tac dong moi truong cac du an lien quan den rung dat lam nghiep

Bà Nguyễn Thị Hiền - chủ trang trại trồng cam ở xã Thượng Lộc: Cam Thượng Lộc đạt hiệu quả kinh tế hơn cây khác trên cùng một diện tích nhưng tiêu thụ sản phẩm còn gặp khó khăn.

Đối với diện tích rừng phòng hộ ven biển, các đại biểu cho rằng, cần quan tâm bảo vệ và phát triển bền vững diện tích rừng phòng hộ ven biển và đất lâm nghiệp hiện có nhằm bảo vệ các khu dân cư, khu công nghiệp, khu du lịch nghỉ mát, hệ thống đê sông, đê biển; chắn sóng, chắn cát, chắn gió, hạn chế triều cường, chống hiện tượng hoang mạc hóa, thích ứng biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh - quốc phòng vùng ven biển.

danh gia tac dong moi truong cac du an lien quan den rung dat lam nghiep

Đại diện phường Trung Lương (T.X Hồng Lĩnh): Địa phương có nhiều lợi thế về rừng, muốn phát triển về rừng cần có quy hoạch tổng thể để các địa phương có định hướng phát triển rừng. Đối với Hồng Lĩnh, tại các điểm di tích lịch sử văn hóa cần có diện tích khuôn viên để bảo vệ; quy hoạch cây trồng, cải thiện sinh thái trên dãy núi Hồng Lĩnh để đảm bảo nguồn nước cho người dân thị xã sinh hoạt.

Đồng thời, tỉnh cần phục hồi và phát triển bền vững hệ thống rừng ngập mặn, thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ, khoanh nuôi, nâng cấp, trồng mới, quan tâm chọn giống, phòng và chống sâu bệnh hại cho cây rừng ngập mặn.

Kết luận hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn, khẳng định chủ trương của tỉnh không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế, UBND tỉnh đã có đề án rà soát lại đánh giá tác động môi trường một số các dự án.

danh gia tac dong moi truong cac du an lien quan den rung dat lam nghiep

Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các địa phương phải đánh giá lại vấn đề ảnh hưởng tác động của môi trường của dự án ở một số lĩnh vực.

“Đối với lĩnh vực phát triển cây ăn quả, cấp ủy, chính quyền địa phương phải chú trọng đến vấn đề định hướng thị trường cho sản phẩm như: cam, bưởi, chanh....”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý.

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Tập trung khơi thông dòng chảy, tiêu thoát nước khỏi ruộng, buộc những diện tích bị đổ ngã… là những giải pháp mà nông dân Hà Tĩnh đang nỗ lực triển khai, với hy vọng giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về năng suất cuối vụ.
Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.