Đào tạo nghề chăm sóc sắc đẹp ở Hà Tĩnh: Nhu cầu nhiều, chỉ tiêu ít!

(Baohatinh.vn) - Là một trong hai trường trên cả nước được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB &XH) cấp phép đào tạo nghề chăm sóc sắc đẹp trình độ trung cấp, Trường Cao đẳng kỹ thuật Việt Đức Hà Tĩnh hiện đang quá tải số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào ngành học “hot’ này.

Đào tạo nghề chăm sóc sắc đẹp ở Hà Tĩnh: Nhu cầu nhiều, chỉ tiêu ít!

Hiện tại, Khoa Chăm sóc sắc đẹp - Trường Cao đẳng kỹ thuật Việt Đức Hà Tĩnh đang quá tải số lượng học sinh đăng ký tuyển sinh.

Theo chia sẻ của thầy Trần Văn Thiện - Trưởng khoa Chăm sóc sắc đẹp, Trường Cao đẳng Việt Đức: "Hiện nay, chăm sóc sắc đẹp đang là ngành “hot” của xã hội, nhưng chủ yếu mới chỉ đào tạo nghề theo hệ ngắn hạn và cấp chứng chỉ sau khi học viên hoàn thành khóa học. Trên cả nước chỉ mới hai trường được cấp phép đào tạo trình độ trung cấp là Trường Cao đẳng Việt Đức Hà Tĩnh và Trường CĐ Công nghệ cao Hà Nội.

Được thành lập từ năm 2015, khoa đã đào tạo trình độ trung cấp cho các đối tượng học sinh THPT vừa học văn hóa vừa học nghề, thí sinh tự do… Mỗi năm, số lượng học sinh có nhu cầu đăng ký vào Khoa Chăm sóc sắc đẹp khoảng hơn 800 em, nhưng chỉ tiêu nhà trường được cấp phép chỉ ở con số khiêm tốn là gần 150 em”.

Đào tạo nghề chăm sóc sắc đẹp ở Hà Tĩnh: Nhu cầu nhiều, chỉ tiêu ít!

Không chỉ "hot" với phái nữ, nghề chăm sóc sắc đẹp còn thu hút khá nhiều bạn trẻ là nam giới tham gia

Em Lê Thị Thanh Thúy - học sinh Lớp 17B cho biết: “Từ nhỏ em đã đam mê làm nail và cũng nhận thấy đây đang là một ngành có nhu cầu cao của xã hội, dễ kiếm việc làm khi ra trường nên em đã đăng ký vào học ngành này.”

Không chỉ có các bạn nữ, ngành này cũng đang thu hút khá đông các bạn trẻ là nam giới tham gia. Em Nguyễn Văn Trọng - Lớp 17A chia sẻ lý do và dự định của bản thân sau khi tốt nghiệp: “Người nhà em sinh sống ở nước ngoài và mở tiệm chăm sóc sắc đẹp nên em chọn học ngành này để sang làm việc cùng. Hiện thiết kế tóc, làm nail bên đó đang rất cần nhân lực có trình độ tay nghề.”

Đào tạo nghề chăm sóc sắc đẹp ở Hà Tĩnh: Nhu cầu nhiều, chỉ tiêu ít!

Người học cần sự khóe léo, tỉ mẩn và luyện tay nghề thường xuyên mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng

Không như các bạn nữ, học nghề làm đẹp với nam giới có những khó khăn riêng. Hầu hết tâm lý của những người xung quanh vẫn có cái nhìn khá lạ lẫm khi con trai lại học nghề làm đẹp. Đây là một nghề cần sự khéo léo, tỉ mẩn và kiên nhẫn nên nam giới cũng vất vả hơn trong quá trình học. Tuy nhiên, “vì niềm đam mê, bọn em vẫn theo học và cố gắng học thành nghề” – em Lê Minh Huy (lớp 17B) chia sẻ.

Một trong những khó khăn lớn nhất mà những người theo đuổi nghề này phải đối mặt là sự thay đổi liên tục của xu hướng làm đẹp; đầu tư mua sắm dụng cụ, mỹ phẩm, hóa chất phù hợp với từng xu hướng. Đặc biệt, phải thực hành, rèn tay nghề thì mới đáp ứng được yêu cầu chăm sóc, làm đẹp ngày càng cao của khách hàng.

Đào tạo nghề chăm sóc sắc đẹp ở Hà Tĩnh: Nhu cầu nhiều, chỉ tiêu ít!

Cơ hội việc làm cao, ngành học này đang trở thành nghề "hot" của các bạn trẻ

Nhu cầu học nghề lớn trong khi số lượng giáo viên chưa đáp ứng được là khó khăn lớn nhất mà Khoa Chăm sóc sắc đẹp của trường đang gặp phải trong quá trình đào tạo. 7 giáo viên của khoa phụ trách 4 bộ môn cơ bản gồm chăm sóc da, thiết kế tóc, make up, nail với 1.800 tiết học cả lý thuyết và thực hành/2 năm là một khối lượng công việc không nhỏ.

Thầy Trần Văn Thiện cho biết thêm: “Với tay nghề được đào tạo bài bản, nghiêm túc, khoảng 95% học sinh của khoa sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm phù hợp ngành học tại các spa, mở cửa hàng riêng hoặc xuất khẩu lao động ra nước ngoài… Để nâng cao chất lượng đào tào nghề, tăng chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm, thời gian tới khoa có kế hoạch thi tuyển bổ sung giáo viên chuyên ngành chăm sóc sắc đẹp và đầu tư thêm các trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy, thực hành.”

Chủ đề Lao động việc làm

Đọc thêm

Xứng danh "Doanh nghiệp vì người lao động"

Xứng danh "Doanh nghiệp vì người lao động"

Thực hiện đầy đủ chế độ theo quy định, đảm bảo việc làm, thu nhập cho công nhân, các doanh nghiệp ở Hà Tĩnh đang nỗ lực để xứng đáng với danh hiệu “Doanh nghiệp vì người lao động”.