Đề xuất trồng mới 51,2 ha sau vụ cháy rừng chưa từng có ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Ban quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh đang đề xuất trồng lại 52,1 ha rừng phòng hộ sau vụ cháy rừng chưa từng có ở Hà Tĩnh xảy ra hồi tháng 6/2019.

Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh Nguyễn Phi Quỳnh cho hay: Vụ cháy rừng ngày 28/6/2019 ở địa bàn xã Xuân Hồng và thị trấn Xuân An (huyện Nghi Xuân), gây thiệt hại ở phần diện tích đơn vị này quản lý là 85,4 ha.

Trong đó, diện tích có rừng là 60,1 ha, diện tích không có rừng 25,3 ha. Hiện tại đã được thanh lý 38,3 ha diện tích rừng bị cháy không có khả năng phục hồi.

Đề xuất trồng mới 51,2 ha sau vụ cháy rừng chưa từng có ở Hà Tĩnh

Vụ cháy rừng xảy ra vào tháng 6/2019 ở Nghi Xuân gây thiệt hại lớn.

Theo ông Quỳnh, diện tích rừng bị cháy nằm ở phía Bắc Hà Tĩnh giáp cầu Bến Thủy, thành phố Vinh (Nghệ An), nơi có các tuyến giao thông huyết mạch đi qua, xung quanh cư dân sống bao bọc nên rừng phòng hộ ở đây có ý nghĩa hết sức quan trọng về cảnh quan, môi sinh, môi trường.

Ban quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh đề xuất và xin ý kiến chỉ đạo của tỉnh cùng các ban ngành về việc trồng lại diện tích rừng phòng hộ là 52,1 ha (diện tích rừng bị cháy thanh lý 38,3 ha cùng 13,8 ha đất trống trong khu vực bị cháy) thuộc khoảnh 3, tiểu khu 92A và khoảnh 1, tiểu khu 90, bao gồm 9 lô.

Đề xuất trồng mới 51,2 ha sau vụ cháy rừng chưa từng có ở Hà Tĩnh

Trên toàn bộ diện tích đất trồng là loại đất Ferarit nâu vàng có đá lẫn, tầng đất mỏng. Địa hình khu vực trồng là đồi bát úp, không có lưu vực và nguồn thủy sinh lớn nên khả năng giữ nước kém. Qua thực tiễn, đặc điểm của các loại cây trồng phù hợp với địa hình và loại đất, đồng thời đảm bảo phủ xanh khu vực bị cháy, chức năng phù hợp, tạo cảnh quan môi trường, giảm thiểu cháy rừng nên về cơ cấu cây trồng, BQL rừng phòng hộ Hồng Lĩnh đề nghị trồng cây thông nhựa và keo lai Úc.

Về mật độ trồng là 1.600 cây/ha (thông nhựa 800 ha+ keo lai Úc 800 ha), phương thức trồng theo băng, cụ thể 6 hàng thông và 6 hàng keo. Thời vụ trồng rừng là vào vụ xuân năm 2020 (từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2020). Vốn từ nguồn vốn trồng rừng thay thế hoặc các nguồn khác với đơn giá dự kiến 42 – 45 triệu đồng/ha cả trồng và chăm sóc.

Theo Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh Nguyễn Phi Quỳnh, đơn vị đã gửi văn bản đề xuất việc trồng lại số diện tích rừng bị cháy năm 2019 đã được thanh lý lên cho UBND tỉnh Hà Tĩnh và hiện tỉnh đang giao cho các ban ngành xem xét, trả lời trong thời gian sớm nhất.

Đề xuất trồng mới 51,2 ha sau vụ cháy rừng chưa từng có ở Hà Tĩnh

Ngày 1/7, Cơ quan CSĐT Công an huyện Nghi Xuân đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam Phan Đình Thành (SN 1973, trú tại thôn 7, xã Xuân Hồng, Nghi Xuân) về tội “Vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy" theo Điều 313 Bộ luật Hình sự”.

Vụ cháy rừng vụ cháy rừng ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) xảy ra chiều 28/6 tại xã Xuân Hồng và thị trấn Xuân An với tổng diện tích bị cháy là 92,4 ha, trong đó, diện tích có rừng là 67,1 ha, đất không có rừng là 25,3 ha. Đây là khu rừng phòng hộ gồm 35.177 cây thông và 620 cây bạch đàn.

Diện tích rừng bị cháy thuộc các chủ rừng Ban quản lý Rừng phòng hộ Hồng Lĩnh 60,1 ha (tiểu khu 90 - xã Xuân Hồng, tiểu khu 92A - thị trấn Xuân An); Công ty xăng dầu Thanh Vân 6,7 ha (tiểu khu 92A - thị trấn Xuân An) và 0,3 ha tiểu khu 90 - xã Xuân Hồng. Mức độ thiệt hại khoảng 3,6 tỷ đồng.

Chủ đề Cháy rừng ở Hà Tĩnh

Đọc thêm

Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

Hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh từng bước được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.