Dịch sốt xuất huyết có thể đến sớm, người dân Hà Tĩnh không chủ quan!

(Baohatinh.vn) - Ngành Y tế Hà Tĩnh cảnh báo, dịch sốt xuất huyết có thể diễn biến phức tạp và xảy ra sớm hơn các năm trước. Vì vậy, các địa phương cần chủ động có các biện pháp phòng, chống kịp thời.

Dịch sốt xuất huyết có thể đến sớm, người dân Hà Tĩnh không chủ quan!

Cán bộ y tế giám sát mật độ lăng quăng tại các hộ dân.

Mặc dù mới bước vào đầu tháng 6, song tại Hà Tĩnh đã phát hiện 22 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 17 ca nội địa và 5 ca xâm nhập ngoại lai. Dù các ca bệnh xuất hiện rải rác, chưa hình thành ổ dịch song nếu chính quyền các cấp và người dân chủ quan, lơ là, không vào cuộc quyết liệt, triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch thì rất dễ xảy ra dịch lớn và khó kiểm soát.

Bác sỹ Trần Huy Nghĩa – Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Cẩm Xuyên cho biết: "Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên đã phát hiện 6 ca mắc sốt xuất huyết. Khi phát hiện các ca bệnh, đơn vị nhanh chóng phối hợp với trạm y tế và cấp ủy chính quyền địa phương các cơ sở vào cuộc kịp thời, khoanh vùng, giám sát và triển khai quyết liệt các biện pháp dập dịch nên không để lây lan và hình thành ổ dịch”.

Được biết, ngoài Cẩm Xuyên, các địa phương khác cũng phát hiện ca bệnh như: huyện Kỳ Anh 6 ca, Thạch Hà 5 ca, Lộc Hà 2 ca, Hương Khê 1 ca, TP Hà Tĩnh 1 ca, Can Lộc 1 ca.

Dịch sốt xuất huyết có thể đến sớm, người dân Hà Tĩnh không chủ quan!

Người dân vẫn còn thói quen để các vật dụng chứa nước không cần thiết, tạo môi trường sinh sôi, phát triển cho muỗi.

Theo nhận định của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, năm nay, dự báo thời tiết sẽ nắng nóng và có mưa nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển dẫn đến nguy cơ lây lan mầm bệnh sốt xuất huyết. Rất có thể tình hình dịch sốt xuất huyết ở một số địa phương trong tỉnh sẽ có diễn biến phức tạp, khó lường và xảy ra sớm hơn các năm trước nếu không chủ động các biện pháp phòng, chống kịp thời.

Thạc sỹ Nguyễn Chí Thanh - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: “Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tốc độ lây lan nhanh nếu không được kiểm soát. Bệnh có một số biểu hiện ban đầu như: sốt cao, người mệt mỏi, nhức đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ, thường kèm theo đau họng, buồn nôn, nôn mửa, đau vùng thượng vị và tiêu chảy...

Đường lây truyền của bệnh chủ yếu lây qua đường máu do muỗi truyền đốt, do đó nếu không phát hiện bệnh và điều trị kịp thời sẽ làm dịch có chiều hướng gia tăng. Điều nguy hiểm là đến nay, bệnh vẫn chưa có vắc-xin phòng và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu".

Dịch sốt xuất huyết có thể đến sớm, người dân Hà Tĩnh không chủ quan!

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh giám sát véc-tơ truyền bệnh tại xã Kỳ Nam (TX Kỳ Anh).

Theo khuyến cáo từ ngành y tế, để phòng, chống hiệu quả dịch sốt xuất huyết, ngoài sự nỗ lực của ngành y tế thì đòi hỏi phải có sự chung tay của các ban, ngành đoàn thể, đặc biệt là ý thức của mỗi người dân.

Việc chủ động phòng, chống dịch, đặc biệt là tiêu diệt véc-tơ truyền bệnh vẫn là chiến lược quan trọng trong công tác ngăn ngừa bệnh sốt xuất huyết hiện nay. Trong đó, phải thực hiện tốt nhất phương châm “không có muỗi vằn, không có bọ gậy, lăng quăng, không có sốt xuất huyết”.

Dịch sốt xuất huyết có thể đến sớm, người dân Hà Tĩnh không chủ quan!

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh làm việc Trung tâm Y tế thị xã Kỳ Anh về việc triển khai phòng, chống dịch sốt xuất huyết.

Do sốt xuất huyết chưa có vắc-xin phòng bệnh nên cách tốt nhất để không mắc bệnh là người dân cần chủ động dọn dẹp nhà cửa, sân vườn sạch sẽ; lật úp các vật dụng chứa nước không cần thiết; diệt lăng quăng, diệt muỗi; ngủ mắc màn, mặc quần áo dài tay để phòng muỗi đốt…

Đối với bệnh nhân khi có biểu hiện sốt, ho, đau đầu, đau mỏi người... cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán, điều trị, không tự ý dùng thuốc; nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Thạc sỹ Nguyễn Chí Thanh - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh vai trò của y dược cổ truyền, một bộ phận quan trọng của nền y học Việt Nam, với tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết – 4 phương pháp khám bệnh cơ bản trong y học cổ truyền).
11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 và Điểm a Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật số: 51/2024/QH15 ngày 27 tháng 11 năm 2024), 11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh kể từ 1/7/2025.
Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Trên địa bàn thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thời gian qua, tình trạng các spa, thẩm mỹ viện hoạt động thẩm mỹ xâm lấn không phép mọc lên tràn lan. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân khi sử dụng dịch vụ làm đẹp.
Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Suy tim là bệnh lý nguy hiểm, có tỉ lệ mắc cao và khó điều trị dứt điểm. Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng, bệnh suy tim càng trở nên nguy hiểm hơn. Các dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng tránh? Bác sĩ Trần Văn Cường - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Nhiều năm trở lại đây, thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ ngày càng nhiều bởi sự tiện lợi, giá cả phải chăng và khẩu vị tương đối phù hợp với nhiều người dân Hà Tĩnh. Song, đằng sau sự tiện lợi đó liệu có tiềm ẩn những rủi ro về an toàn thực phẩm.
Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.