Dịch tả lợn châu Phi lan rộng, chính quyền loay hoay tìm chỗ chôn lấp

(Baohatinh.vn) - Trong vòng 5 tháng, Hà Tĩnh có trên 12.000 con lợn mắc bệnh, chết, tiêu hủy vì nhiễm dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Trong điều kiện môi trường ẩm ướt, số lợn chết, tiêu hủy tiếp tục tăng lên khiến cho không ít địa phương rơi vào “thế bí” trong việc bố trí vùng chôn lấp lợn bị dịch bệnh đảm bảo yêu cầu…

Dịch tả lợn châu Phi lan rộng, chính quyền loay hoay tìm chỗ chôn lấp

Xã Thạch Hội bố trí 3 vùng chôn lấp tập trung xử lý lợn bị DTLCP...

Xã Thạch Hội (Thạch Hà) từng được ví là “phủ chăn nuôi” bởi tổng đàn lợn của xã xấp xỉ bằng cả một huyện khác. Cũng chính bởi lẽ đó mà giờ đây, chính quyền địa phương và người dân rơi vào tình cảnh mệt nhoài chống chọi với DTLCP.

“Tính từ 17/6 đến nay, toàn xã đã có 1.544 con lợn bị chết, tiêu hủy do DTLCP. Hầu như ngày nào cũng có lợn bị nhiễm bệnh chết, có những ngày lên đến 30- 40 con. Quỹ đất địa phương hẹp, xã đã phải bố trí các vùng nghĩa trang để chôn lấp, tuy nhiên, do vùng đất sâu trũng, dễ ngập úng nên quá trình tiêu hủy và đảm bảo môi trường sau tiêu hủy gặp khó khăn” - ông Nguyễn Thanh Long, Chủ tịch UBND xã Thạch Hội cho biết.

Thời điểm lây lan bùng phát nhất của DTLCP ở Thạch Hội là sau đợt mưa lụt đầu tháng 9 vừa qua. Tất cả các thôn xóm đều bị ngập khiến cho môi trường ô nhiễm, mầm bệnh không thể khống chế.

Dịch tả lợn châu Phi lan rộng, chính quyền loay hoay tìm chỗ chôn lấp

... song, số lợn mắc bệnh ngày càng nhiều khiến cho các vùng chôn lấp có nguy cơ bị quá tải.

Hiện nay, xã đã bố trí 3 vùng chôn lấp ở nghĩa trang Đền Thánh, nghĩa trang Cồn Lệch, vùng Đồng Bàng với diện tích mỗi vùng 700 - 800m2. Song, với tốc độ phát triển của bệnh dịch, các vùng chôn lấp có nguy cơ quá tải. Tình trạng mật độ hố chôn dày, số lượng lợn chết lớn nên xảy ra sụt lún sau tiêu hủy, do vậy, việc xử lý môi trường cũng trở nên phức tạp.

Đó là chưa nói, 2 trong số 3 vùng này lại nằm ở vùng thấp trũng, gặp mưa lớn toàn bộ bị ngập băng, không thể di chuyển lợn vào để chôn lấp. Ông Đặng Thế Hảo - thôn Thai Yên, xã Thạch Hội cho biết: “9 con lợn chết ngay hôm mưa lớn, gia đình kéo vào vùng nghĩa trang Đền Thánh nhưng mưa ngập hết, không thể đào hố chôn lấp được. Không có cách nào khác chúng tôi lại phải kéo lợn về, chờ hôm sau nước rút mới tiêu hủy được”.

Tình thế cấp bách, lãnh đạo UBND xã Thạch Hội đang phải xoay xở, tìm vị trí mới.

Dịch tả lợn châu Phi lan rộng, chính quyền loay hoay tìm chỗ chôn lấp

Trong vòng 5 tháng, số lợn bị DTLCP tăng 1,5 lần.

Trong vòng 5 tháng, toàn tỉnh có trên 12.000 lợn mắc bệnh, chết, tiêu hủy, gấp 1,5 lần thời điểm bắt đầu. Số hộ có lợn mắc bệnh cũng tăng 1,4 lần, phát sinh 12/13 huyện, thị, thành phố đã tạo áp lực lớn cho các địa phương trong việc tìm chỗ chôn lấp.

Ông Nguyễn Đức Vinh - Chủ tịch UBND xã Cẩm Yên (huyện Cẩm Xuyên) cho biết: “Xã đang bố trí chôn lấp tập trung ở những vùng hoang, cồn nhưng lại vướng khoảng cách an toàn về khu dân cư, nguồn nước.... Đến nay, chúng tôi đã tiến hành tiêu hủy 738 con lợn với hơn 46 tấn. Theo tính toán, các vị trí chôn lấp chỉ có thể “chịu” được khoảng 20 tấn nữa. Với tình hình phát sinh dịch như bây giờ, chúng tôi rất lo thiếu chỗ chôn lấp trong thời gian tới”.

Dịch tả lợn châu Phi lan rộng, chính quyền loay hoay tìm chỗ chôn lấp

Ngày càng nhiều chuồng trống vì DTLCP

Đối với nhiều gia đình có lợn mắc bệnh chết rải rác thì chọn cách đào hố chôn trong vườn nhà. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp cấp thiết vì quỹ đất không cho phép, hơn nữa, quy cách xử lý không đúng quy định càng tạo môi trường phát tán bệnh dịch.

Theo ông Phan Lam Sơn - Phó Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Tĩnh, Sở đã phối hợp với các địa phương quy hoạch điểm chôn lấp tập trung theo đúng quy định nhằm đảm bảo môi trường. Tuy nhiên, khó nhất hiện nay là quỹ đất có hạn, trong khi vùng đã chôn lấp thì cũng không thể tái sử dụng. Phương án khả thi trong điều kiện DTLCP lây lan lớn thì cần nghĩ đến đốt, song chi phí lại khá cao.

Chủ đề Dịch bệnh GS-GC

Chủ đề Hà Tĩnh 24h

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.