Doanh nghiệp đầu tiên ở Hà Tĩnh sản xuất thử giống lúa chất lượng gạo đứng thứ 3 thế giới

(Baohatinh.vn) - Vụ xuân 2020, Công ty TNHH MTV KC Hà Tĩnh trở thành doanh nghiệp đầu tiên trên địa bàn triển khai mô hình sản xuất thử giống ST24 - giống lúa đứng “top” 3 thế giới về chất lượng gạo.

Doanh nghiệp đầu tiên ở Hà Tĩnh sản xuất thử giống lúa chất lượng gạo đứng thứ 3 thế giới

Giống lúa ST24 lần đầu tiên có mặt tại Hà Tĩnh do Công ty TNHH MTV KC Hà Tĩnh thực hiện

Công ty TNHH MTV KC Hà Tĩnh đang có 700 ha lúa sản xuất theo hình thức liên kết chuỗi với bà con nông dân ở các địa phương: Thạch Hà, Cẩm Xuyên, TX Hồng Lĩnh…

Theo đó, doanh nghiệp cung ứng giống, hỗ trợ kỹ thuật và thu mua 100% lúa tươi tại chân ruộng cho bà con nông dân theo giá cam kết.

Doanh nghiệp đầu tiên ở Hà Tĩnh sản xuất thử giống lúa chất lượng gạo đứng thứ 3 thế giới

Lãnh đạo Sở NN&PTNT kiểm tra mô hình sản xuất liên kết giống J02 tại xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà)

Tất cả nguồn nguyên liệu này được công ty thực hiện chế biến sâu tại nhà máy có công suất 20.000 tấn/năm. Hiện nay, công ty đã sở hữu những thương hiệu gạo chất lượng như: Ngọc Mầm, Lam Hồng…

Riêng gạo Ngọc Mầm được công nhận là sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao của tỉnh năm 2019. Tới đây, công ty tiếp tục thực hiện chế biến sâu các sản phẩm lúa gạo như: bún miến, bột sữa gạo, tinh bột gạo…

Doanh nghiệp đầu tiên ở Hà Tĩnh sản xuất thử giống lúa chất lượng gạo đứng thứ 3 thế giới

Với hình thức liên kết chuỗi, năng suất và thu nhập của người nông dân đều tăng hơn so với trước

Theo đánh giá, các mô hình phát huy hiệu quả cao, đặc biệt với nhóm giống chủ lực như: J02, Bắc Hương 9… cho năng suất khá cao (bình quân đạt từ 7 - 7,5 tấn/ha); tăng thêm thu nhập của người nông dân khoảng 20% so với hình thức sản xuất truyền thống.

Điều quan trọng, các mô hình đã góp phần quy hoạch lại các vùng đồng theo hướng sản xuất cánh đồng lớn, cánh đồng “1 giống”, góp phần thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và thay đổi tư duy của người nông dân sang sản xuất lúa gạo hàng hóa.

Doanh nghiệp đầu tiên ở Hà Tĩnh sản xuất thử giống lúa chất lượng gạo đứng thứ 3 thế giới

Vụ xuân 2020, KC Hà Tĩnh thử nghiệm lúa ST24 tại xã Lâm Trung Thủy (Đức Thọ) với diện tích 2,5 ha

Nhằm mở rộng vùng sản xuất liên kết, đồng thời tìm kiếm dòng giống lúa chất lượng cao thích ứng với Hà Tĩnh, vụ xuân 2020, công ty phối hợp với UBND huyện Đức Thọ triển khai mô hình sản xuất thử giống lúa ST24. Mô hình có quy mô 2,5 ha, sản xuất tại tại thôn Hòa Bình, xã Lâm Trung Thủy.

Giống có thời gian sinh trưởng trong vụ xuân từ 120 - 125 ngày, có khả năng chống chịu rét và sâu bệnh (nhất là bệnh đạo ôn) khá tốt. Hiện nay, giống ST24 nằm trong nhóm giống có chất lượng gạo ngon top 3 trên thế giới, có thị trường lớn cả xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.

Tại vùng thí điểm mô hình, giống hoàn toàn “sạch” sâu bệnh, chi phí đầu tư thấp. Năng suất thực thu ước đạt từ 5,6 - 6 tấn/ha.

Doanh nghiệp đầu tiên ở Hà Tĩnh sản xuất thử giống lúa chất lượng gạo đứng thứ 3 thế giới

Giống có năng suất khá, chống chịu rét và sâu bệnh tốt

Công ty TNHH MTV KC Hà Tĩnh cam kết sẽ mua 100% sản phẩm sau thu hoạch với giá ưu đãi tốt nhất cho bà con nông dân.

Theo Phòng NN&PTNT huyện Đức Thọ, những kết quả bước đầu thể hiện sự thích ứng khá tốt của giống ST24 trên đồng đất Đức Thọ. Việc ứng dụng các loại giống chất lượng cao không chỉ tăng cao thu nhập cho người trồng lúa mà còn góp phần cùng với huyện thực hiện các chuỗi sản xuất lúa gạo của địa phương.

Tuy nhiên, Công ty TNHH MTV KC Hà Tĩnh cần tiếp tục thực hiện các mô hình ở nhiều vùng sinh thái nhằm đánh giá sự thích ứng về điều kiện thời tiết, năng suất, chất lượng, đảm bảo giá trị hàng hóa cao nhất cho bà con nông dân.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.