Doanh nghiệp ngừng liên kết, nông dân bỏ hoang hàng chục ha đất

(Baohatinh.vn) - Vào thời điểm này của các năm trước, những cánh đồng màu mỡ ven sông Ngàn Sâu thuộc các thôn 8, 9, 10 của xã Hà Linh (Hương Khê - Hà Tĩnh) đã mơn mởn ngô non. Thế nhưng, năm nay, gần 20 ha diện tích đất màu này lại đang bị bỏ hoang, trở thành bãi chăn thả trâu, bò...

Doanh nghiệp ngừng liên kết, nông dân bỏ hoang hàng chục ha đất

Hàng chục ha đất nông nghiệp tại xã Hà Linh đang bị bỏ hoang.

Một trong những nguyên nhân lớn khiến người dân bỏ hoang đất là do vỡ liên kết tiêu thụ nông sản với Công ty TNHH Vitad. Được biết, vụ xuân 2019, Công ty TNHH Vitad (TP. Hà Tĩnh) chỉ thu mua cây ngô tại xã Hà Linh với mức giá 700 đồng/kg cây ngô, thấp hơn mức giá công ty đã ký kết trước đó với người dân.

Ông Đặng Công Hứa (thôn 8, xã Hà Linh) chia sẻ: "Như các năm trước doanh nghiệp (DN) thu mua cây ngô nguyên liệu theo đúng hợp đồng, chúng thôi thấy có lãi và phấn khởi sản xuất, có năm làm đến 3 vụ ngô sinh khối.

Đầu vụ xuân năm 2019, chúng tôi vẫn được HTX Dịch vụ nông nghiệp Hà Linh thông báo tiếp tục liên kết cùng DN với mức giá thu mua 800 đồng/kg cây ngô. Tuy nhiên, đến kỳ thu hoạch, HTX thông báo do doanh nghiệp gặp khó khăn, chỉ thu mua với mức giá 700 đồng/kg. Nhà tôi trồng 6 sào, tính ra sẽ thiệt khoảng 1,2 triệu đồng so với mức giá cam kết ban đầu. Không có lãi nên chúng tôi không còn mặn mà sản xuất nữa...".

Doanh nghiệp ngừng liên kết, nông dân bỏ hoang hàng chục ha đất

Chỉ có một số rất ít người dân Hà Linh sản xuất ngô vụ hè năm 2019.

Tương tự, người dân thôn 9 cũng trong tình trạng chán nản và không tiếp tục sản xuất vụ hè. Trưởng thôn Nguyễn Đình Đạo cho hay, toàn thôn có khoảng 10 ha đất trồng ngô, trong đó có hơn 7 ha người dân chuyên trồng ngô sinh khối. Thời gian trước, việc hợp tác thuận lợi, có thời điểm doanh nghiệp thu mua với mức giá 900 đồng/kg. Tuy nhiên, vụ ngô mới đây người dân chỉ bán được với giá 700 đồng/kg.

Người dân chỉ chấp nhận bán một phần, còn lại để thu hoạch hạt vì giá bán ngô hạt cao hơn. Điều đáng buồn nữa là đến vụ hè này, chỉ còn một vài hộ làm đất, trồng ngô, số diện tích còn lại bỏ hoang. Được biết, chính quyền xã Hà Linh đã nhiều lần trực tiếp xuống vận động, tuyên truyền người dân tiếp tục tăng gia sản xuất nhưng không có hiệu quả.

Tại thôn 10, tình hình trở nên "rối" hơn. Ông Ngô Xuân Hồng, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Hà Linh cho hay: "Do không đồng ý với mức giá 700 đồng/kg nên chỉ có một vài hộ dân chặt bán với tổng khối lượng hơn 12 tấn (khoảng 9 triệu đồng). Trong khi đó, số tiền giống các hộ thôn 10 tạm ứng của DN đầu vụ sản xuất là 12 triệu đồng. Do vậy, Vitad giữ số tiền 9 triệu đồng của số ít người dân này vì cho rằng đây là tiền giống mà thôn 10 phải trả. Với cách giải quyết này, vài hộ bán cây cho doanh nghiệp không nhận được tiền do phải chịu toàn bộ chi phí giống cho cả thôn. Vụ việc lùm xùm này đến nay vẫn chưa có hồi kết."

Doanh nghiệp ngừng liên kết, nông dân bỏ hoang hàng chục ha đất

Theo hợp đồng ký kết, Công ty Vitad sẽ mua nông sản với giá tối thiểu bằng 800 đồng/1kg.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Hữu Tuyên – Giám đốc Công ty TNHH Vitad cho biết: "Thực tế, chúng tôi chỉ làm việc trực tiếp với HTX, việc hạ giá ngô là do HTX. Còn việc tiền giống của từng thôn chúng tôi cũng không thu qua các hộ mà lấy qua HTX."

Ông Tuyên chia sẻ thêm, những năm trước, Công ty Vitad liên kết với Công ty Bình Hà, HTX chỉ cần vận chuyển số ngô đến huyện Cẩm Xuyên nên chi phí thấp. Sau khi Công ty Bình Hà ngưng hoạt động chăn nuôi bò, không còn thu mua ngô nên Vitad gặp khó. Để đảm bảo cho hợp đồng tiêu thụ, chúng tôi đã cố gắng tìm đối tác mới. Việc hạ giá ngô của HTX cũng bởi đối tác mới đóng tại thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình nên chi phí vận chuyển cao hơn nhiều lần. Mùa trước đó (vụ đông 2018), doanh nghiệp còn phải vận chuyển cây ngô đến tỉnh Thái Bình để tiêu thụ.

Được biết, theo hợp đồng ký kết hợp tác, vụ xuân năm 2019, người dân Hà Lĩnh sẽ trồng khoảng 20 ha ngô sinh khối với sản lượng dự kiến 600 tấn. Điều 2 của hợp đồng cũng ghi rõ: Hàng được giao qua cân điện tử tại trại bò Cẩm Xuyên của Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà (trường hợp giao nhận tại địa điểm khác, hai bên sẽ thống nhất cụ thể trên phụ lục hợp đồng). Còn theo hợp đồng đã ký kết ban đầu của Công ty Vitad và HTX Dịch vụ nông nghiệp Hà Linh ngày 6/6/2016 (thời hạn đến 6/6/2019), giá nông sản tối thiểu bằng 800 đồng/kg và có điều chỉnh theo giá của thị trường tại thời điểm thu mua nếu có biến động tăng...

Chủ đề Bạn đọc viết

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.