Đồng bộ, hiệu quả các giải pháp kéo giảm vi phạm lâm luật

(Baohatinh.vn) - Lực lượng kiểm lâm Hà Tĩnh đã vào cuộc đồng bộ, phối hợp hành động hiệu quả nên số vụ vi phạm lâm luật năm 2024 trên địa bàn giảm hơn 37,4% so với năm 2023.

bqbht_br_dsc-3477-copy.jpg
Lực lượng kiểm lâm và cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ Hương Khê tuần tra những khu vực rừng dễ bị xâm hại.

Được xem là địa bàn phức tạp nhưng năm nay công tác bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Hương Khê tiếp tục có những tín hiệu tích cực khi số vụ vi phạm lâm luật giảm sâu. Theo đó, năm 2024, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý 43 vụ vi phạm (giảm 22 vụ, tương đương 34% so với năm 2023); phạt tiền gần 539 triệu đồng, tịch thu 16 m3 gỗ các loại, 1 xe lôi, 1 cưa xăng. Các vụ vi phạm chủ yếu tại các tiểu khu: 187, 200 (xã Hương Giang), 141 (xã Điền Mỹ), 236A, 229, 233 (xã Phú Gia), 236B (xã Hương Vĩnh), 256 (xã Hương Lâm)...

Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Hương Khê Nguyễn Quang Hào cho biết: “Công tác bảo vệ rừng thời gian qua đạt được kết quả tích cực, số vụ xâm hại rừng giảm, không để xảy ra vụ việc nổi cộm, điểm “nóng”. Có được kết quả đó là nhờ chúng tôi đã tập trung vào cuộc với quyết tâm cao, liên tục, đồng bộ, nhất là trong công tác tham mưu, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng; tuyên truyền, nhắc nhở Nhân dân nâng cao ý thức chấp hành lâm luật; tăng cường tuần tra bảo vệ rừng tại gốc và kiểm tra, giám sát các chủ rừng; phát hiện sớm, xử lý nghiêm các vụ vi phạm để chấn chỉnh, răn đe…”.

bqbht_br_dsc-3368-copy.jpg
Kiểm lâm Hương Khê kiểm đếm tang vật thu giữ trong các vụ vi phạm lâm luật.

Cũng như Hương Khê, thời gian qua, lực lượng kiểm lâm toàn tỉnh đã tập trung chỉ đạo và thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp, giải pháp trong quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng cũng như phát hiện, xử lý các vụ việc vi phạm Luật Lâm nghiệp. Qua đó, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo ổn định an ninh môi trường rừng, bảo vệ màu xanh cho các cánh rừng và giảm thiểu số vụ vi phạm, kể cả những địa bàn nhạy cảm, phức tạp.

Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Kỳ Anh Nguyễn Đình Lưu thông tin: “Trên địa bàn luôn tiềm ẩn nguy cơ rừng bị xâm hại nên chúng tôi đã tập trung vào cuộc cao và có sự phối hợp chặt chẽ với chủ rừng, chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng để ổn định tình hình, kiềm chế vi phạm. Đặc biệt, chúng tôi đã tăng cường thanh tra, kiểm tra và thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng có trọng tâm, trọng điểm. Nhờ vậy, năm nay trên địa bàn chỉ xảy ra 12 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, xử phạt hành chính gần 120 triệu đồng, giảm 8 vụ (tương đương 40%) so với năm 2023. Các vụ vi phạm chủ yếu ở các xã Kỳ Sơn, Kỳ Thượng, Kỳ Trung, Kỳ Lạc... và tất cả đều được ngăn chặn, xử lý kịp thời, không phát sinh tình huống xấu”.

bqbht_br_dsc-1701-copy.jpg
Cán bộ bảo vệ rừng Vườn quốc gia Vũ Quang và cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Hòa Hải tuần tra bảo vệ rừng biên giới kết hợp bảo vệ rừng tại gốc.

Các chủ rừng trong toàn tỉnh cũng đã phát huy tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình, nhất là các chủ rừng lớn. Ông Thái Cảnh Toàn - Phó Giám đốc Vườn quốc gia Vũ Quang thông tin: “Chúng tôi đã huy động tối đa nhân lực, phương tiện, trang thiết bị và chủ động xây dựng kế hoạch quản lý, bảo vệ tốt 57.030 ha rừng và đất lâm nghiệp ở 49 tiểu khu. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng tổ chức tuần tra rừng tại gốc trên 95 lượt và thường xuyên bố trí lực lượng canh gác, chốt chặn nghiêm ngặt các tuyến đường vào rừng. Nhờ vậy, năm nay toàn bộ diện tích rừng được quản lý ổn định, không xảy ra lấn chiếm và không có hiện tượng khai thác, vận chuyển lâm sản, bẫy bắt động vật trái phép”.

bqbht_br_dsc-1679-copy.jpg
BĐBP Bản Giàng (Hương Khê) phối hợp với cán bộ kiểm lâm, lâm nghiệp kiểm tra các vị trí rừng dễ bị xâm hại trên địa bàn xã Hương Vĩnh.

Công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng cũng luôn được duy trì tốt. Trung tá Phan Trọng Nam – Đồn trưởng Đồn Biên phòng Bản Giàng (Hương Khê) cho biết: “Chúng tôi thường xuyên phối hợp với kiểm lâm huyện Hương Khê và lực lượng bảo vệ rừng của Vườn quốc gia Vũ Quang, Ban Quản lý rừng phòng hộ Hương Khê tổ chức tuần tra đường biên, cột mốc quốc giới với bảo vệ rừng tại gốc.

Qua đó, góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác, vận chuyển gỗ, săn bắt động vật rừng, lấn chiếm đất rừng tự nhiên để trồng keo. Đặc biệt, trong năm, chúng tôi đã phát hiện, bắt giữ 1 vụ/1 đối tượng vận chuyển trái phép gần 1,2 m3 gỗ trên địa bàn biên phòng”.

bqbht_br_20230102-143506-copy.jpg
Các lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm đếm các cây gỗ quý, kích thước lớn trong các vùng rừng đặc dụng ở Hương Sơn.

Ông Phan Thanh Tùng – Trưởng phòng Bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên (Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh) cho biết: “Trong năm, lực lượng kiểm lâm các cấp tập trung vào cuộc và có sự phối chặt chẽ với các cấp, các ngành để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ rừng, kiềm chế vi phạm lâm luật. Đáng chú ý nhất là chúng tôi đã tiếp nhận và ban hành 7.780 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn chính quyền địa phương, chủ rừng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng theo thẩm quyền; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền với 3.596 lượt phát thanh, ký 91.544 bản cam kết tại 143 trường học và 538 khu dân cư; tổ chức gần 4.000 lượt tuần tra, kiểm tra, bảo vệ rừng tại gốc, trong đó ưu tiên những vùng rừng nhạy cảm, dễ bị xâm hại...”

“Nhờ sự vào cuộc đồng bộ, hiệu quả nên số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp năm 2024 giảm xuống chỉ còn 126 vụ vi phạm, giảm 75 vụ so với năm 2023. Các lực lượng chức năng cũng đã thu giữ gần 68 m3 gỗ các loại, 5 cá thể động vật rừng có tổng trọng lượng 28 kg, hơn 18 ste lâm sản và nhiều tang vật khác. Trong số các vụ vi phạm năm nay có 1 vụ bị khởi tố hình sự, còn lại xử phạt hành chính với số tiền gần 1,43 tỷ đồng” - ông Phan Thanh Tùng thông tin thêm.

Chủ đề Lâm nghiệp - bảo vệ rừng

Đọc thêm

Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Trong những ngày áp Tết, từ các triền đồi, ngả đường đến các phiên chợ ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đều mọng đỏ màu cam bù - loại quả đặc sản, đậm dấu phong thổ địa phương…
Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Nông nghiệp hữu cơ thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với tăng trưởng xanh đang mang đến những giá trị mới, mở ra tiềm năng lớn cho nền sản xuất hiện đại ở Hà Tĩnh.
“Quả ngọt” miền đồi Vũ Quang

“Quả ngọt” miền đồi Vũ Quang

Ngắm những đồi cam trĩu quả hay rừng keo nguyên liệu bạt ngàn của người dân Vũ Quang (Hà Tĩnh), chúng tôi lại nhớ đến những câu thơ của nhà thơ Hoàng Trung Thông: “Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”...
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025

Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh vừa ký ban hành Quyết định số 103/QĐ-UBND ngày 15/01/2025 về việc phê duyệt kế hoạch kinh phí năm 2025 để thực hiện một số cơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng thành công tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2022-2025.
Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Thời điểm này, người trồng mai tại Hà Tĩnh đang tất bật chăm sóc, kích nụ để phục vụ nhu cầu của người dân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây luôn là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Với giá giảm gần 1 nửa so với năm ngoái, người dân xã Thiên Lộc (Can Lộc) - "vựa hành" lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh, thấp thỏm lo âu trước thềm tết Nguyên đán 2025.
Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo đầu mùa được khách hàng ưa chuộng, giá bán cao giúp mang lại nguồn thu nhập khá cho ngư dân vùng biển Hà Tĩnh. Trừ chi phí, mỗi thuyền có thể thu hàng triệu đồng sau mỗi lần ra khơi.