Gia đình “tứ đại đồng đường” ở Hà Tĩnh sắp có 2 tiến sỹ

(Baohatinh.vn) - Một gia đình “thường thường bậc trung” ở xã Tân Lâm Hương (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã nuôi 4 người con ăn học thành đạt, trong đó 1 người là tiến sỹ chuyên ngành kinh tế học, 1 người chuẩn bị bảo vệ luận án tiến sỹ chuyên ngành xây dựng.

Gia đình “tứ đại đồng đường” ở Hà Tĩnh sắp có 2 tiến sỹ

Anh Lê Trung Hiếu (bên trái) - Tiến sỹ chuyên ngành kinh tế học, anh Lê Tự Quang Trung (bên phải) chuẩn bị bảo vệ luận án tiến sỹ chuyên ngành xây dựng.

“Dự kiến cuối năm nay, con sẽ bảo vệ luận án tiến sỹ và trở về nước vào đầu năm tới”. Cuộc điện thoại từ thành phố Saint Petersburg (Cộng hòa Liên bang Nga) xa xôi khiến vợ chồng ông Lê Tự Sâm (thôn Văn Minh, xã Tân Lâm Hương) không khỏi bồi hồi, xúc động. Chủ nhân cuộc gọi là anh Lê Tự Quang Trung (SN 1990), con trai út của ông bà.

Gia đình “tứ đại đồng đường” ở Hà Tĩnh sắp có 2 tiến sỹ

Ông Lê Tự Sâm và bà Nguyễn Thị Tâm (thôn Văn Minh, xã Tân Lâm Hương) xúc động xem lại hình ảnh các con thuở còn thơ bé.

Nói về “mối lương duyên” của người con thứ tư với quê hương Xô viết, ông Sâm nhớ lại: “Năm 2008, với 27 điểm khối A, Trung trở thành á khoa trường Đại học Thủy lợi Hà Nội. Kết thúc học kỳ đầu tiên với điểm số xuất sắc, Trung là 1 trong 3 sinh viên nhận học bổng theo hiệp định được ký kết giữa hai Chính phủ (Việt Nam chu cấp sinh hoạt phí hằng tháng, nước Nga miễn tiền học phí và tiền ăn ở) và sang Nga vào năm 2009. Kết thúc 1 năm học tiếng, cháu theo học tại Trường Đại học Bách khoa Saint Petersburg”.

Gia đình “tứ đại đồng đường” ở Hà Tĩnh sắp có 2 tiến sỹ

Đại gia đình ông Lê Tự Sâm trong một lần sum họp.

Năm 2016, anh Lê Tự Quang Trung tốt nghiệp thạc sỹ. Đến đầu năm 2017, anh trở về Việt Nam, lập gia đình với chị Lê Thị Thu Hằng (là bạn học của anh thời ở Trường Đại học Bách khoa Saint Petersburg) rồi tiếp tục quay lại nước Nga để học lên tiến sỹ.

Dự kiến, sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sỹ chuyên ngành xây dựng và trở về quê hương, anh Trung sẽ theo đuổi ước mơ đứng trên bục giảng.

Trước anh Trung, người con thứ 3 của ông bà là anh Lê Trung Hiếu (SN 1986) đã trở thành niềm tự hào của quê hương và dòng họ khi vinh dự nhận học vị tiến sỹ vào năm 2017.

Gia đình “tứ đại đồng đường” ở Hà Tĩnh sắp có 2 tiến sỹ

Tiến sĩ Lê Trung Hiếu và vợ - Thạc sỹ Nguyễn Thị Lưu Luyến trong lần trở về thăm quê nhà vào đầu năm 2020.

26 điểm đậu vào khối B, anh Lê Trung Hiếu trở thành Thủ khoa trường Đại học Lâm nghiệp (thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) năm 2004.

Anh chia sẻ: “Sau khi hoàn thành học kỳ 1 với điểm số trung bình 8,6 và nhận được học bổng, mình dành 4 tháng theo học tiếng Nga tại Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Hơn 1 năm học tiếng tại Nga, mình dành trọn nghiệp học tại Học viện Kỹ thuật Lâm nghiệp Saint Petersburg”.

Tháng 3/2017, khi vừa tròn 31 tuổi, anh Lê Trung Hiếu chính thức nhận học vị tiến sỹ chuyên ngành kinh tế học. Sau khi trở về Việt Nam vào tháng 5/2017, anh nộp hồ sơ vào Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng và đến tháng 8/2017, chính thức trở thành giảng viên của trường.

Gia đình “tứ đại đồng đường” ở Hà Tĩnh sắp có 2 tiến sỹ

Ông Lê Tự Sâm giới thiệu với phóng viên về “những tài sản vô giá của gia đình”.

Ngoài 2 con trai đã thành danh với học vị tiến sỹ, 2 người con đầu của ông Lê Tự Sâm cũng rất thành công trên con đường lập nghiệp. Anh Lê Tự Đức (con trai đầu) tốt nghiệp Đại học Lâm nghiệp, hiện là chủ doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện Thạch Hà. Chị Lê Thị Hiền là cựu sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, hiện đang công tác tại Viettel Hà Tĩnh.

Với ông Sâm, nền tảng giáo dục tốt chính là chìa khóa thành công trong tương lai. Chính vì vậy, mặc dù điều kiện kinh tế của gia đình không dư giả gì, ông là lái xe của Bệnh viện Đa khoa tỉnh, bà làm nông nghiệp, song ông bà luôn vận động, khuyến khích, tạo mọi điều kiện tốt nhất để các con được theo đuổi quyết tâm của mình.

Gia đình “tứ đại đồng đường” ở Hà Tĩnh sắp có 2 tiến sỹ

4 thế hệ chung sống dưới một mái nhà, gia đình ông Sâm luôn đầy ắp tiếng cười.

Vợ chồng ông Lê Tự Sâm hiện sống cùng bố mẹ (cụ ông Lê Tự Quế đã 98 tuổi, cụ bà Nguyễn Thị Hường 96 tuổi) và gia đình người con trai đầu. 4 thế hệ sống trong một mái nhà luôn yên ấm, hạnh phúc, trở thành tấm gương về gia đình văn hóa của huyện Thạch Hà.

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.