Giá lợn hơi "rơi đáy", DN chăn nuôi Mitraco vẫn trụ vững

(Baohatinh.vn) - Hướng tới ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10

Do những tác động khách quan nên thời gian gần đây, 2 đơn vị chăn nuôi trực thuộc không còn giữ được vị trí tốp đầu của Mitraco. Giá lợn thịt xuống tận “đáy” vẫn không tiêu thụ được khiến các thành viên lỗ nặng. Tuy nhiên, vốn là những đơn vị có bề dày kinh nghiệm trong SXKD nên Công ty Chăn nuôi Mitraco và Công ty CP Phát triển Nông lâm vẫn “sóng cả không ngả tay chèo”.

gia lon hoi roi day dn chan nuoi mitraco van tru vung

Chăm sóc lợn giống tại Công ty CP Phát triển Nông lâm Hà Tĩnh.

“Từ năm 2016 trở về trước, Công ty Chăn nuôi Mitraco và Công ty CP Phát triển Nông lâm luôn nằm trong tốp đầu của Mitraco, với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt từ 20-50%. Đây cũng là các thành viên trụ cột, luôn “kề vai, sát cánh” cùng công ty “mẹ” vượt qua những khó khăn khi khai thác khoáng sản vốn là ngành nghề truyền thống lâm vào ngõ cụt.

Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, đặc biệt là từ tháng 4 đến tháng 6, những “chim đầu đàn” còn lâm vào tình trạng lỗ nặng bởi lợn thịt “rớt” giá thê thảm, không thể tiêu thụ. Trong khi đó, giá đầu vào vẫn giữ nguyên, thậm chí còn có xu hướng tăng. Giá lợn thịt giảm sâu từ 40-60%, chỉ còn chưa đến 20.000 đồng/kg lợn hơi trong khi “mức giá 38.000 đồng/kg lợn hơi mới hòa vốn” - Phó Giám đốc phụ trách Công ty chăn nuôi Mitraco Hồ Sỹ Huy Thảo nhẩm tính. Cũng chính vì vậy, nhiều tháng lại nay, mỗi tháng, công ty lỗ từ 10-15 tỷ đồng.

“Cắt lỗ” trong điều kiện hiện nay là rất khó nhưng triển khai các nhóm giải pháp để hạn chế thiệt hại do sự điều tiết của thị trường là điều cần thiết. Bởi vậy, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của công ty “mẹ”, các thành viên thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp. Trong đó, đáng chú ý là các giải pháp “thắt lưng buộc bụng”, cắt giảm tối đa các chi phí đầu vào như: Thức ăn, điện, nước; chi phí gia công lợn nái, lợn cai sữa; giảm nhân lực phù hợp với quy mô đàn; giảm 15% tiền lương công nhân.

Đồng thời, công ty xây dựng lại khẩu phần, loại thức ăn của lợn cho từng trung tâm, trại nái; đàm phán với các nhà cung cấp thức ăn giảm giá bình quân từ 500-700 đồng/kg thức ăn… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thực hiện giãn đàn nái sinh sản để hạn chế chi phí thức ăn. Đây là giải pháp “2 trong 1”, vừa tiết kiệm thức ăn nhưng cũng đồng thời thanh lọc, loại thải nái sinh sản kém và “trẻ hóa” đàn nái nhằm nâng cao chất lượng giống đủ sức cạnh tranh trên thương trường.

Một mặt mở rộng thị trường tiêu thụ tại Nghệ An, Quảng Bình…, mặt khác, các thành viên của Mitraco còn xây dựng mối liên kết hợp tác tiêu thụ sản phẩm với các tập đoàn trong nước như: Tân Long, Hòa Phát để giảm bớt áp lực phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Những giải pháp đồng bộ được triển khai một cách quyết liệt dù chưa thể “cắt lỗ” nhưng đã giúp các doanh nghiệp giảm bớt khó khăn khi thị trường tiêu thụ đang lâm vào cảnh ảm đạm.

gia lon hoi roi day dn chan nuoi mitraco van tru vung

Sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Nhà máy Thức ăn chăn nuôi Mitraco

Sự tác động mạnh mẽ của thị trường khiến tất cả các cơ sở chăn nuôi trong nước đều bị ảnh hưởng. Mitraco là thương hiệu lớn, lại có bề dày kinh nghiệm nên trước đó đã “đi trước một bước” trong chiến lược phát triển chuỗi sản xuất thịt lợn. Mới đây, sau chuyến tham quan tại Trung Quốc, Mitraco đã tổ chức nhiều buổi làm việc với Công ty Chính Bang - một trong 3 tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc để đàm phán và xây dựng mối liên kết.

Mặc dù chưa có những văn bản cụ thể nhưng theo thông tin của những người trong cuộc: “Mitraco là sự lựa chọn đầu tiên tại Việt Nam sau khi khảo sát xem xét quy trình chăn nuôi cũng như cơ sở giết mổ gia súc tập trung. Vì vậy, trong tương lai gần, Công ty Chính Bang sẽ đảm nhận tiêu thụ sản phẩm theo đường chính ngạch cho Mitraco. Trước mắt, người của công ty sẽ sang hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao chất lượng và sản lượng thức ăn chăn nuôi”. Đó chính là cơ hội lớn bắt đầu mở ra trong giai đoạn ngành chăn nuôi nước nhà nói chung, Hà Tĩnh nói riêng đang chật vật tìm kiếm đầu mối tiêu thụ sản phẩm lợn thịt.

Đọc thêm

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.