Giấc mơ có thật ở Đỉnh Bàn

(Baohatinh.vn) - Không tiếp cận được nguồn nước, bao năm nay, người dân Đỉnh Bàn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) chỉ sản xuất được một vụ lúa xuân. Thế nhưng, năm nay, nhiều hộ mừng rơi nước mắt khi có thêm vụ hè thu với nhiều triển vọng.

Tháng 5/2024, từ đề xuất của xã Đỉnh Bàn, tận dụng nguồn nước hồ Rú Mốc, UBND huyện Thạch Hà đã hỗ trợ kinh phí 150 triệu đồng xây dựng trạm bơm dẫn nước về ruộng cho người dân. Trạm bơm được xây dựng cách vị trí sản xuất 1,5km, dẫn nguồn nước từ hồ Rú Mốc về tới các chân ruộng, đảm bảo nguồn nước tưới cho cây lúa sinh trưởng, phát triển.

Anh 3 copy.jpg
Tháng 5/2024, UBND huyện Thạch Hà đã hỗ trợ kinh phí 150 triệu đồng xây dựng trạm bơm dẫn nước về ruộng cho người dân Đỉnh Bàn.

Có nước sản xuất, UBND xã Đỉnh Bàn hỗ trợ 100% giống lúa BT09 để người dân sản xuất thử nghiệm. Mô hình thử nghiệm được triển khai tại xứ đồng Đập Trửa, thuộc thôn Vĩnh Hòa, với 134 hộ dân tham gia gieo cấy gần 21ha.

Ông Phạm Công Tùng - Chủ tịch UBND xã Đỉnh Bàn cho biết: “Hồ Rú Mốc được hình thành sau quá trình khai thác mỏ đá trước đây. Sau khi mỏ đá ngừng khai thác, cùng với lượng nước mưa, nơi đây hình thành một hồ nước. Sau nhiều tính toán, đến năm 2024, xã khảo sát và đề xuất UBND huyện hỗ trợ xây dựng trạm bơm nhằm giúp người dân phát triển sản xuất”.

Anh 2 copy.jpg
Lãnh đạo huyện Thạch Hà và người dân Đỉnh Bàn vui mừng với vụ lúa hè thu thắng lợi.

Cũng theo ông Tùng, Đỉnh Bàn là địa phương gặp nhiều khó khăn trong chuyển đổi đất hoang hóa, khó phát triển sản xuất. Đến nay, khi đồng Đập Trửa có thể sản xuất được vụ hè thu đã mang đến tín hiệu tích cực. Cùng với hỗ trợ giống lúa, xã cử cán bộ chuyên môn cùng với người dân thường xuyên thăm đồng, kiểm tra, theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa, thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại.

Sau gần 3 tháng, với việc tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật canh tác, nguồn nước tưới đảm bảo và điều kiện thời tiết thuận lợi, đến nay, gần 21ha lúa hè thu sản xuất thử nghiệm của người dân xã Đỉnh Bàn đã chín và bắt đầu cho thu hoạch, bước đầu ước đạt năng suất từ 2,5 - 2,7 tạ/sào.

ANh 1 copy.jpg
Năng suất lúa ước đạt 2,5 - 2,7 tạ/sào.

Bên cánh đồng lúa chín vàng ươm, ông Nguyễn Văn Thanh - người dân thôn Vĩnh Hòa phấn khởi: “Được sự hỗ trợ của huyện và xã, gia đình tôi gieo 3 sào lúa hè thu, dự kiến thu về hơn 7 tạ. Tôi cũng như rất nhiều người dân tham gia sản xuất ở thôn đồng Đập Trửa đều rất vui mừng”.

Cùng chung niềm vui, vụ hè thu năm nay, ông Nguyễn Quốc Ca (thôn Vĩnh Hòa) gieo trồng hơn 5 sào lúa giống BT09. Đây cũng là năm đầu tiên gia đình ông sản xuất thành công vụ lúa hè thu sau nhiều năm bỏ hoang diện tích canh tác vì thiếu nguồn nước.

“Nguồn nước tưới đảm bảo về tận chân ruộng giúp lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Vụ hè thu đầu tiên đã cho “mùa vàng” với năng suất ước đạt 2,7 tạ/sào. Đây là điều chưa bao giờ chúng tôi dám nghĩ tới”, ông Ca phấn khởi nói.

Gần 21ha lúa hè thu sản xuất thử nghiệm của người dân xã Đỉnh Bàn đã chín và bắt đầu cho thu hoạch.
Gần 21ha lúa hè thu sản xuất thử nghiệm của người dân xã Đỉnh Bàn đã chín và bắt đầu cho thu hoạch.

Ông Nguyễn Văn Khoa - Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà cho biết: “Xã Đỉnh Bàn hiện có gần 200ha diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang, không thể canh tác vụ lúa hè thu do không đảm bảo nguồn nước tưới. Để từng bước thu hẹp diện tích hoang hóa, tạo điều kiện cho bà con nông dân phát triển sản xuất, tăng thu nhập, huyện sẽ tiếp tục hỗ trợ kinh phí để giúp xã đầu tư xây dựng các trạm bơm nếu khảo sát được các địa điểm hợp lý, tạo nguồn nước phục vụ sản xuất. Đồng thời, huyện cử cán bộ chuyên môn hỗ trợ thêm về mặt kỹ thuật, điều tiết nguồn nước hợp lý đảm bảo duy trì sản xuất cho các vụ mùa sau”.

VIDEO: Ông Nguyễn Văn Thanh bày tỏ niềm phấn khởi.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Vượt qua những khó khăn ban đầu, HTX Mật ong Cường Nga (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã làm chủ kỹ thuật nuôi tằm và xây dựng được chuỗi liên kết tiêu thụ ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho người dân.
Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Phát huy tiềm năng kinh tế vùng bán sơn địa, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tập trung phát triển mô hình trồng sả tía trên đất vườn đồi. Từ một vài hộ trồng thí điểm ban đầu đến nay, toàn xã đã có hơn 30ha trồng sả tía, đưa lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Hiện đang là cao điểm thu hoạch lúa vụ xuân nhưng lịch sản xuất vụ hè thu cũng đã cận kề. Trong điều kiện nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ, hệ thống kênh tưới bị xuống cấp, tạo ra áp lực cho tiến độ, diện tích và năng suất vụ sản xuất hè thu tại một số địa phương.
Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Thạch Hà luôn đứng tốp đầu của Hà Tĩnh cả về diện tích lẫn năng suất lạc vụ xuân. Những ngày này, người dân địa phương đã bắt đầu thu hoạch trên các cánh đồng gieo trỉa sớm.
Chống hạn sớm cho cây chè

Chống hạn sớm cho cây chè

Nông dân Hà Tĩnh đã tập trung áp dụng nhiều giải pháp chống hạn cho hơn 1.200 ha cây chè nguyên liệu nhằm duy trì sản lượng, chất lượng ổn định trong mùa nắng nóng.
Chống hạn cho cây chè Kỳ Anh

Chống hạn cho cây chè Kỳ Anh

Chính quyền huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân khoan giếng, lắp đặt thêm hệ thống tưới tự động... để chống hạn cho cây chè.
Hà Tĩnh - đồng thơm hương lúa mới

Hà Tĩnh - đồng thơm hương lúa mới

Tháng năm về mang theo hương lúa chín lan xa trên khắp cánh đồng ở Hà Tĩnh. Tiếng máy gặt hòa cùng nhịp lao động hối hả của người dân tạo nên bức tranh quê sinh động.
Nông dân Hà Tĩnh vào mùa gặt

Nông dân Hà Tĩnh vào mùa gặt

Người dân các địa phương ở Hà Tĩnh đang tập trung thu hoạch lúa xuân chín sớm. Năm nay, mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng nhờ gieo cấy đúng lịch thời vụ, chăm sóc đúng kỹ thuật nên lúa vẫn phát triển tốt.
Giữ màu xanh cho những cánh rừng

Giữ màu xanh cho những cánh rừng

Ban Quản lý (BQL) Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh luôn kiên trì thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình để bảo vệ cho những cánh rừng luôn xanh tươi, an toàn.