Giám sát hiệu quả việc lấy ý kiến cử tri về sắp xếp đơn vị hành chính

(Baohatinh.vn) - Mặt trận Tổ quốc các cấp ở Hà Tĩnh đã phát huy tốt vai trò tuyên truyền, giám sát việc lấy ý kiến cử tri về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.

Trong 2 ngày (20 - 22/9/2024), các địa phương thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 gồm: thị xã Kỳ Anh, thành phố Hà Tĩnh và các huyện Lộc Hà, Can Lộc, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Thạch Hà, Hương Sơn, Hương Khê đã tổ chức lấy ý kiến cử tri.

14-3848-3245.jpg
Cử tri xã Trung Lộc (Can Lộc) tiến hành bỏ phiếu lấy ý kiến về sắp xếp đơn vị hành chính. Ảnh Anh Thư.

Để việc lấy ý kiến cử tri được thực hiện dân chủ, đúng quy trình, quy định; bảo đảm chặt chẽ, đồng bộ, công khai, minh bạch, MTTQ các cấp trên toàn tỉnh đã phát huy tối đa vai trò trong công tác tuyên truyền, vận động, giám sát của mình.

Là một trong 11 xã của huyện Thạch Hà sẽ sáp nhập vào TP Hà Tĩnh theo đề án sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025, lại nằm trong vùng dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê nên xã Thạch Hải đã sớm triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương của cấp trên đến cán bộ, Nhân dân.

1-7088.jpg
Cán bộ MTTQ và đoàn thể xã Thạch Hải tuyên truyền, nắm bắt tâm tư của người dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Thạch Hải Nguyễn Thúy Vân cho biết: “Công tác tuyên truyền được triển khai bằng nhiều hình thức như: loa truyền thanh, các cuộc họp chi bộ, thôn, tổ liên gia; thông qua đoàn viên, hội viên, mạng xã hội… Cùng với đó, mặt trận đã tham mưu cấp ủy, chính quyền thành lập tổ lấy ý kiến cử tri; mặt trận thành lập tổ giám sát quy trình niêm yết danh sách, lấy ý kiến cử tri, bỏ phiếu, kiểm phiếu tại 5 thôn trên địa bàn…”.

Thực hiện quy chế dân chủ, tại các điểm lấy ý kiến cử tri, ngoài cán bộ cấp ủy, chính quyền, mặt trận và đoàn thể, những người dân có uy tín cũng được lựa chọn để trực tiếp tham gia tổ lấy ý kiến. Kết quả, 91,63% cử tri đồng tình với phương án sắp xếp mà đề án đã đưa ra; nhiều ý kiến kiến nghị, phản ánh được tổ giám sát tiếp thu.

6-1836.jpg
Cử tri xã Thạch Hải cho ý kiến về sáp nhập xã vào TP Hà Tĩnh.

Bà Nguyễn Thị Minh - người dân thôn Thượng Hải (xã Thạch Hải) chia sẻ: “Việc lấy ý kiến người dân được tiến hành công khai, dân chủ; công tác bỏ phiếu, kiểm phiếu được cán bộ mặt trận, đoàn thể, thôn giám sát rất chặt chẽ. Tôi đồng tình cao với phương án sáp nhập xã vào TP Hà Tĩnh vì đó là điều kiện để địa phương phát triển về kinh tế, khai thác tiềm năng du lịch biển; được đầu tư xây dựng hạ tầng…”.

Tại huyện Lộc Hà - đơn vị sắp xếp cấp huyện theo đề án, công tác nắm bắt tình hình, tuyên truyền, vận động và giám sát việc lấy ý kiến cử tri càng được địa phương tiến hành nghiêm túc, bài bản. Theo đó, Ủy ban MTTQ huyện đã chỉ đạo, hướng dẫn MTTQ các xã, thị trấn, thôn, tổ dân phố trên địa bàn và các tổ chức thành viên sâu sát nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân; tăng cường tuyên truyền, vận động để tạo sự đồng thuận trong xã hội.

5-9682.jpg
Cán bộ MTTQ huyện Lộc Hà tham gia tổ công tác chỉ đạo thực hiện việc lấy ý kiến cử tri và trực tiếp giám sát quá trình lấy ý kiến.

Cùng với đó, mặt trận cũng tham gia tập huấn công tác tổ chức lấy ý kiến cử tri; họp cán bộ cốt cán các xã, thị trấn, thôn, tổ dân phố để quán triệt các nội dung. Quá trình lấy ý kiến, MTTQ các cấp đã trực tiếp tham gia các khâu như: rà soát, niêm yết danh sách; lấy ý kiến; bỏ phiếu, kiểm phiếu; đồng thời, thành lập đoàn giám sát để đảm bảo việc lấy ý kiến được tiến hành đúng quy trình, quy định; bảo đảm chặt chẽ, đồng bộ, công khai, dân chủ, minh bạch.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Lộc Hà Nguyễn Thị Hiền cho biết: “Kết quả lấy ý kiến, 95,52% cử tri của huyện ủng hộ chủ trương sáp nhập. Quá trình giám sát, MTTQ các cấp cũng tiếp thu nhiều ý kiến băn khoăn, tâm tư nguyện vọng của Nhân dân về các vấn đề như: lựa chọn nơi đặt trụ sở hành chính của huyện mới sau sáp nhập; phương án sắp xếp cán bộ dôi dư; đầu tư về cơ sở hạ tầng, phát triển du lịch biển…”.

dsc-d2302-2138-4456.jpg
Việc lấy ý kiến cử tri được giám sát chặt chẽ, đảm bảo đúng quy trình, dân chủ, công khai, minh bạch. Trong ảnh: cử tri thôn Xuân Phương (xã Thạch Kim) viết phiếu lấy ý kiến. Ảnh Thu Hà.

Bên cạnh vai trò giám sát của MTTQ cấp huyện, xã, thôn thì Ủy ban MTTQ tỉnh cũng đã thành lập các đoàn giám sát cấp tỉnh, trực tiếp tham gia giám sát tại 10 xã thuộc huyện Lộc Hà, Thạch Hà, Hương Sơn, Can Lộc.

Kết quả giám sát toàn tỉnh cho thấy, có 203.511/203.679 cử tri tại các địa phương nằm trong đề án sắp xếp tham gia lấy ý kiến (đạt 99,92%); tổng số cử tri đồng ý là 196.825 (chiếm tỷ lệ 96,63%); số cử tri không đồng ý là 6.412 (chiếm tỷ lệ 3,14%).

Nhìn chung, các đơn vị, địa phương đã tổ chức lấy ý kiến cử tri đảm bảo đúng quy định, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, phát huy được quyền làm chủ của Nhân dân; lãnh đạo, đoàn công tác của các địa phương bám nắm, theo dõi quá trình lấy phiếu cử tri.

1-7289-3714.jpg
Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Phạm Thị Thu Hà kiểm tra công tác lấy ý kiến cử tri tại thôn Vĩnh Phong - xã Hộ Độ (Lộc Hà).

Thông qua hoạt động giám sát, nhiều ý kiến, kiến nghị được tiếp thu, đặc biệt là các vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân như: quy định về các khoản thuế, phí đóng góp sau sáp nhập; thủ tục hành chính; quy định về đất đai; sắp xếp, bố trí cán bộ dôi dư; đầu tư và sử dụng cơ sở vật chất; tên gọi sau sáp nhập…

Kết quả giám sát sẽ là cơ sở để MTTQ tham mưu, đề xuất cấp ủy, chính quyền các chủ trương, chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn; đáp ứng nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của Nhân dân. Hoạt động giám sát nhằm góp phần thực hiện đúng chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính; kịp thời phát hiện những sai sót và kiến nghị sửa đổi, bổ sung phù hợp; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh.

Bà Phạm Thị Thu Hà - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh

Chủ đề Cải cách hành chính

Đọc thêm

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và đọc Diễn văn kỷ niệm.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) diễn ra lễ kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ kỷ niệm.
Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Sáng 19/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác báo chí năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và trao giải Búa Liềm vàng cấp tỉnh lần thứ XII – năm 2024.