Hà Tĩnh đảm bảo sản xuất vụ hè thu "ăn chắc", né tránh thiên tai

(Baohatinh.vn) - Hà Tĩnh chú trọng thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của thiên tai, phấn đấu tổng diện tích gieo trồng vụ hè thu 2024 đạt 55.136 ha.

Chiều 3/5, Sở NN&PTNT Hà Tĩnh tổ chức hội nghị triển khai đề án sản xuất vụ hè thu năm 2024.

Vụ hè thu năm 2023, tổng diện tích gieo trồng đạt 54.730 ha, sản lượng lương thực 234.085 tấn, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Diện tích tập trung, tích tụ đạt gần 10.694 ha. Các địa phương đã hình thành nhiều cánh đồng lớn, sản xuất theo hướng “một giống, một thời vụ, một quy trình canh tác”, tạo sản phẩm hàng hóa đồng nhất; thuận lợi trong việc thực hiện cơ giới hóa (làm đất, thu hoạch, phun thuốc bảo vệ thực vật…).

Nhiều mô hình sản xuất tiếp tục được quan tâm, thực hiện tại các địa phương như: sản xuất lúa đạt chứng nhận VietGAP; sản xuất lúa theo hướng hữu cơ; sử dụng máy cấy, thiết bị bay không người lái phun thuốc bảo vệ thực vật trên các vùng tập trung, tích tụ ruộng đất…

_MG_8476.jpg
Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn Hà Tĩnh Trần Đức Bá: Vụ hè thu 2024 tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng của nắng nóng gay gắt giai đoạn lúa trổ bông, hạn cục bộ ở một số diện tích cuối kênh, cao cưỡng và mưa lũ gây ngập úng giai đoạn cuối vụ.

Đối với sản xuất vụ hè thu năm 2024, Hà Tĩnh dự báo tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, từ tháng 7 đến tháng 9, bão/áp thấp nhiệt đới có khả năng xuất hiện khoảng từ 4 - 6 cơn trên Biển Đông và khoảng 1 - 2 cơn có thể ảnh hưởng đến đất liền; tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng của nắng nóng gay gắt giai đoạn lúa trổ bông, hạn cục bộ ở một số diện tích cuối kênh, cao cưỡng và mưa lũ gây ngập úng giai đoạn cuối vụ.

Ngoài ra, các đối tượng dịch hại thường xuyên xuất hiện, diễn biến bất thường không theo quy luật (sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh bạc lá vi khuẩn và nguy cơ của bệnh lùn sọc đen, vàng lá di động…), có nguy cơ phát sinh gây hại làm ảnh hưởng đến năng suất lúa.

1.jpg
Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên Lê Ngọc Hà: Việc triển khai tập trung, tích tụ ruộng đất bước đầu tạo điều kiện thuận lợi bố trí cơ cấu cây trồng và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp hàng hoá; góp phần đẩy nhanh tiến độ gieo cấy, thu hoạch vụ lúa hè thu.

Bên cạnh những khó khăn, nhiều yếu tố thuận lợi như: giá lúa, gạo có xu hướng tăng; cơ giới hóa trong nông nghiệp ngày càng được ứng dụng rộng rãi; chính sách hỗ trợ cho sản xuất của Trung ương, của tỉnh và các địa phương đã ban hành tạo thuận lợi cho việc đưa các giống mới, tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất... là động lực để bà con nông dân yên tâm sản xuất.

Theo kế hoạch, vụ hè thu 2024, Hà Tĩnh phấn đấu tổng diện tích gieo trồng đạt 55.136 ha; sản lượng lương thực 234.499 tấn. Trong đó, sản xuất lúa hè thu đạt 44.570 ha, năng suất 49,7 tạ/ha, sản lượng 22,13 vạn tấn; đậu 2.321 ha, năng suất 10,2 tạ/ha, sản lượng 2.356 tấn; ngô lấy hạt 2.434ha, năng suất 42,2 tạ/ha, sản lượng 10.266 tấn; ngô sinh khối 756 ha, năng suất 276,2 tấn/ha, sản lượng 20.883 tấn; lạc 319 ha, năng suất 22,95 tạ/ha, sản lượng 732 tấn...

2.jpg
Phó Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang Nguyễn Thanh Sơn: Huyện tiếp tục ưu tiên thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở những vùng khó khăn trong nguồn nước tưới vụ hè thu.

Để đạt được mục tiêu đề ra, ngành nông nghiệp tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng kịp thời truyền tải các nội dung Đề án sản xuất vụ hè thu 2024; chú trọng cảnh báo, thông báo về tình hình thời tiết, dịch hại cây trồng đến cơ sở và người sản xuất.

Đồng thời, tiếp tục triển khai tập trung, tích tụ ruộng đất gắn với dồn điền, đổi thửa, cải tạo nâng cao chất lượng đất trồng lúa; tổ chức sơ kết, đánh giá bước đầu kết quả tập trung, tích tụ ruộng đất và tổ chức sản xuất sau tích tụ. Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất hàng hóa trên các vùng sau tích tụ, ưu tiên sử dụng các giống phục vụ nhu cầu chế biến như: Khang dân 18, Xuân mai, Nếp 98…, ứng dụng cơ giới hóa ở các khâu làm đất, phun thuốc BVTV, thu hoạch, vận chuyển...

Riêng đối với sản xuất lúa, huy động mọi nguồn lực, tập trung gieo cấy vụ hè thu kết thúc trước 10/6 và hoàn thành thu hoạch trước 15/9. Cơ cấu sử dụng nhóm giống lúa chủ lực có thời gian sinh trưởng dưới 110 ngày như: Nếp 98, Hương thơm số 1, BQ, Thiên ưu 8, Bắc Thịnh, Khang Dân 18, Hà Phát 3, RVT, Nhị Ưu 838, Thái Xuyên 111, ADI 168; PC6, BT09, Xuân Mai, Khang Dân đột biến, TH3-3, TH3-5…

Tại hội nghị, Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt đề nghị các huyện, thị xã, thành phố trên cơ sở đề án sản xuất vụ hè thu của tỉnh, tùy vào điều kiện cụ thể của địa phương để xây dựng kế hoạch gieo trồng vụ hè thu sát thực tế, đảm bảo sản xuất ăn chắc, né tránh thiên tai; xem xét chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở những vùng khó khăn trong nguồn nước tưới.

_MG_8522.jpg
Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Văn Việt phát biểu tại hội nghị.

Các địa phương cần chủ động phối hợp với Công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Hà Tĩnh và Công ty TNHH MTV thủy lợi Nam Hà Tĩnh cân đối nguồn nước, đảm bảo đủ tưới cho diện tích gieo cấy lúa theo kế hoạch đề ra; xây dựng kế hoạch phân phối nước hợp lý theo từng đợt tưới, từng vùng và giai đoạn sinh trưởng, phát triển của lúa.

Đối với thu hoạch vụ lúa xuân 2024, các địa phương động viên bà con nông dân chủ động thu hoạch với phương châm “lúa chín đến đâu, thu hoạch nhanh gọn đến đó”, tránh ảnh hưởng của thời tiết cực đoan; có kế hoạch điều tiết máy gặt phù hợp tại các địa phương.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.