Hà Tĩnh đề nghị Bộ VH-TT&DL hỗ trợ để trình UNESCO vinh danh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

(Baohatinh.vn) - Việc trình UNESCO vinh danh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhằm tri ân những công lao, đóng góp, cống hiến của Đại danh y đối với nền y học, văn học, văn hóa dân tộc.

Hà Tĩnh đề nghị Bộ VH-TT&DL hỗ trợ để trình UNESCO vinh danh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724 - 1791)

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản gửi Bộ VH-TT&DL về việc đề nghị phối hợp trình UNESCO vinh danh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724 - 1791) được coi là ông tổ của ngành y học cổ truyền Việt Nam.

Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác tại xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh đã được xếp hạng di tích quốc gia năm 1990 (Quyết định số 34 VH/QĐ ngày 9/1/1990 của Bộ Văn hóa - Thông tin).

Đến năm 2024 sẽ tròn 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724 - 2024). Nhằm tri ân những công lao, đóng góp, cống hiến của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đối với nền y học, văn học, văn hóa dân tộc, tỉnh Hà Tĩnh đã có chủ trương và chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng hồ sơ trình UNESCO vinh danh Đại danh y.

Để việc vinh danh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác thành công, UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị Bộ VH-TT&DL quan tâm, ủng hộ chủ trương; đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ về chuyên môn trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ (UBND tỉnh giao Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh chủ trì, khâu nối chương trình, nội dung làm việc giữa bộ, tỉnh và các cơ quan liên quan).

Chủ đề Danh nhân Hà Tĩnh

Đọc thêm

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Ông quê ở xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nổi tiếng là vị quan thanh liêm, chính trực, lập được nhiều công trạng. Ông phụng sự trong 3 triều vua Lê (Lê Thế Tông, Lê Kính Tông và Lê Thần Tông) và 2 đời chúa là Trịnh Tùng, Trịnh Tráng.
Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Với 28 năm bền bỉ gắn bó với công tác hội, chị Trần Thị Khuyên - Chủ tịch Hội LHPN xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) luôn là người "dẫn đường" cho phong trào của chị em ở địa phương ngày càng phát triển.
Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Lễ khởi công phục dựng đền Nhà Ông ở xã Sơn Bằng (Hương Sơn – Hà Tĩnh) nhằm tri ân bậc tiền nhân có công lao với quê hương và người dân trong vùng.
Gìn giữ nếp nhà

Gìn giữ nếp nhà

“Nước có quốc pháp, nhà có gia phong” - câu thành ngữ về nếp nhà ấy đang được mỗi gia đình người Việt nói chung và người Hà Tĩnh nói riêng giữ gìn, phát huy, kiến tạo tổ ấm hạnh phúc, góp phần xây dựng đất nước thịnh vượng.
Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Anh Hoàng Xuân Quý - Quản đốc Phân xưởng cơ điện của Nhà máy Chế biến phân hữu cơ từ rác thải (Công ty CP Môi trường và công trình đô thị Hà Tĩnh) đã có nhiều ý tưởng sáng tạo góp phần làm lợi cho đơn vị hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Tại Hà Tĩnh, ngày càng nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã xuất hiện và lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng bằng những việc làm thiết thực nhất.
Phố trong lòng sông...

Phố trong lòng sông...

Tôi vẫn thường nghĩ về sự ưu ái của thiên nhiên khi trong những biến đổi địa chất đã để lại cho thành phố Hà Tĩnh địa hình ba mặt sông bao quanh...
Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Dù không phải là lễ trọng như tết Nguyên đán nhưng từ lâu, tết Đoan ngọ (mồng 5/5 âm lịch) vẫn là nét văn hóa truyền thống được nhiều người dân Hà Tĩnh gìn giữ, phát huy.