Hà Tĩnh tăng cường quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm trong bối cảnh dịch COVID-19

(Baohatinh.vn) - Người mắc bệnh không lây nhiễm (KLN) được đánh giá có nguy cơ tử vong cao khi không may mắc COVID-19. Do vậy, ngành y tế Hà Tĩnh đang tập trung đẩy mạnh quản lý, điều trị bệnh KLN tại các cơ sở y tế nhằm hạn chế biến chứng, đồng thời, kiểm soát bệnh tại cộng đồng.

Theo thống kê của Bộ Y tế tại Việt Nam cứ 100 trường hợp tử vong thì có tới 77 ca liên quan đến các bệnh KLN. Để quản lý, điều trị bệnh KLN, từ năm 2011, ngành Y tế đã triển khai thí điểm thành lập Đơn vị tư vấn quản lý, điều trị ngoại trú bệnh tăng huyết áp (THA), đái tháo đường (ĐTĐ), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và bệnh hen phế quản tại Bệnh viện Đa khoa TP Hà Tĩnh, sau đó từng bước nhân rộng.

Hà Tĩnh tăng cường quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm trong bối cảnh dịch COVID-19

Cán bộ Trung tâm Y tế Hương Sơn kiểm tra bệnh COPD cho bệnh nhân.

Đến thời điểm hiện tại, đã có 100% bệnh viện đa khoa, trung tâm y tế có giường bệnh trên toàn tỉnh triển khai và đang quản lý và điều trị cho gần 50.000 bệnh nhân THA và ĐTĐ (trong đó có hơn 60% bệnh nhân điều trị đạt đường máu và huyết áp mục tiêu); hơn 1.000 bệnh nhân COPD và hen phế quản được quản lý và điều trị. Qua đó, giúp cho người bệnh ổn định sức khỏe, hạn chế các biến chứng, sống vui khỏe.

Được phát hiện bị ĐTĐ và THA hơn 10 năm nay nhưng ông Hồ Đình Thanh - xã Sơn Phú, huyện Hương Sơn vẫn sống khỏe mạnh, chỉ số đường máu và huyết áp luôn đạt mục tiêu.

Ông chia sẻ: “Khi mới phát hiện bệnh, sức khỏe của tôi giảm sút, phải điều trị ở bệnh viện Trung ương nhưng từ khi Trung tâm Y tế Hương Sơn thành lập Đơn vị tư vấn quản lý, điều trị ngoại trú bệnh THA và ĐTĐ, tôi đã về điều trị tại đây. Thực hiện hướng dẫn của bác sĩ, tôi luôn uống thuốc đúng giờ, lựa chọn tập thể dục phù hợp, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý và nghiêm túc thực hiện 5K phòng, chống COVID-19 nên hiện nay, sức khỏe của tôi đã ổn định”.

Hà Tĩnh tăng cường quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm trong bối cảnh dịch COVID-19

Cán bộ Trạm Y tế phường Thạch Quý (TP Hà Tĩnh) kiểm tra huyết áp cho bệnh nhân.

Từ tháng 6/2016, ngành y tế Hà Tĩnh đã triển khai mô hình quản lý, điều trị bệnh THA và ĐTĐ tại trạm y tế xã/phường để tăng cường hiệu quả việc phát hiện sớm và điều trị một số bệnh KLN ở mức độ nhẹ. Đến nay, đã có 100% trạm y tế triển khai công tác quản lý bệnh nhân ĐTĐ và THA, trong đó, có 214/216 trạm y tế thực hiện quản lý và điều trị THA (đạt tỷ lệ 99%), 111/216 trạm y tế triển khai quản lý và điều trị ĐTĐ (đạt tỷ lệ 51,4%). Hiện nay, các trạm đang quản lý, điều trị cho 26.204 bệnh nhân THA và 3.408 bệnh nhân ĐTĐ tại tuyến xã.

Đây chính là điều kiện thuận lợi trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, gây nhiều nguy cơ tử vong cho người có bệnh nền khi nhiễm SARS-CoV-2.

Hà Tĩnh tăng cường quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm trong bối cảnh dịch COVID-19

Việc triển khai mô hình quản lý, điều trị bệnh nhân THA và ĐTĐ tại trạm y tế xã giúp bệnh nhân được điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế ngay tại trạm.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Bình - Trạm trưởng Trạm Y tế xã Sơn Lễ, Hương Sơn cho biết: “Việc triển khai mô hình quản lý, điều trị bệnh nhân THA và ĐTĐ tại trạm y tế xã giúp người dân phát hiện được bệnh sớm, điều trị kịp thời, phòng ngừa được các biến chứng do THA và ĐTĐ; được khám, tư vấn, chăm sóc điều trị gần nhà, tiết kiệm được thời gian, kinh phí; được điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế ngay tại trạm... Trong tình hình hiện nay, những lợi ích đó còn giúp người mắc các bệnh KLN tránh được nguy cơ nhiễm COVID-19 khi không phải đi lại để khám chữa bệnh”.

Hà Tĩnh tăng cường quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm trong bối cảnh dịch COVID-19

Kiểm tra hồ sơ quản lý bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường tại Trung tâm Y tế Hương Sơn.

Bên cạnh tăng cường quản lý các bệnh KLN, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh còn triển khai các đợt khám sàng lọc cho người dân. Từ năm 2016 đến nay, trung tâm đã triển khai KSL, phát hiện sớm bệnh ĐTĐ kết hợpTHA cho trên 720.000 người từ 40 tuổi trở lên, qua đó, phát hiện tỷ lệ mắc bệnh THA là 30,5%, ĐTĐ là 8,1%; KSL ung tư cổ tử cung cho gần 5.000 người trong độ tuổi sinh đẻ, phát hiện gần 300 người có biến đổi tế bào; KSL ung thư vú cho hơn 5.300 phụ nữ từ 30 đến 55 tuổi, phát hiện gần 1.200 người có tiền sử mắc các bệnh về vú và phát hiện nghi ngờ bệnh về vú; KSL bệnh bướu cổ cho 2.847 học sinh từ 8 đến 10 tuổi, phát hiện 209 trẻ nghi ngờ bị bướu cổ.

Hà Tĩnh tăng cường quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm trong bối cảnh dịch COVID-19

Bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường được tư vấn tại Trạm Y tế Sơn Lễ (Hương Sơn).

Theo bác sĩ Nguyễn Tuấn - Quyền Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh, việc thành lập Đơn vị quản lý, điều trị các bệnh KLN tại các cơ sở y tế trong thời gian qua đã giảm tỷ lệ người mắc bệnh, giảm tải cho tuyến trên, đáp ứng nhu cầu, mong muốn chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân. Để hỗ trợ công tác điều trị bệnh KLN, thời gian qua, ngành đã tổ chức 80 lớp truyền thông phòng chống bệnh THA, 60 lớp truyền thông phòng chống bệnh ĐTĐ cho các đối tượng có yếu tố nguy cơ cao về ĐTĐ, THA tại cộng đồng. Sở Y tế cũng đã chỉ đạo các đơn vị y tế tiếp tục tăng cường quản lý, điều trị các bệnh ung thư, tim mạch, tâm thần... trong bối cảnh dịch COVID-19, để vừa giảm tỷ lệ người mắc vừa hạn chế nguy cơ lây nhiễm COVID-19.

Mặc dù có nhiều thuận lợi nhưng hiện nay, ngành y tế vẫn gặp một số khó khăn trong quản lý, theo dõi người mắc bệnh KLN do một số bệnh nhân điều trị không liên tục, không đúng phác đồ... “Ngành y tế mong muốn các địa phương tăng cường truyền thông, hướng dẫn, hỗ trợ người dân tự phát hiện sớm các dấu hiệu để khám, chữa bệnh kịp thời; khi mắc bệnh cần tuân thủ điều trị tại nhà, thực hiện tiêm vắc-xin phòng COVID-19, luôn thực hiện 5K và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế” - Quyền Giám đốc Sở Y tế nhấn mạnh.

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.