Hà Tĩnh tham gia hội nghị trực tuyến của Chính phủ nhằm gỡ vướng thi công cao tốc Bắc - Nam

(Baohatinh.vn) - Hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương (trong đó có Hà Tĩnh) và các đơn vị liên quan về các dự án thành phần trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông sẽ tập trung thảo luận, tìm giải pháp tháo gỡ vướng mắc để triển khai dự án đặc biệt quan trọng này.

Sáng nay (30/6), Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chủ trì hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, nhà thầu, đơn vị thi công về tình hình triển khai các dự án thành phần trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

Hà Tĩnh tham gia hội nghị trực tuyến của Chính phủ nhằm gỡ vướng thi công cao tốc Bắc - Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành. Ảnh: congluan.vn

Theo Bộ GTVT, dự án tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 gồm 11 dự án thành phần. Trong đó, có 8 dự án đầu tư công và 3 dự án đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (phương thức PPP).

Hà Tĩnh tham gia hội nghị trực tuyến của Chính phủ nhằm gỡ vướng thi công cao tốc Bắc - Nam

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

11 dự án gồm: Cao Bồ - Mai Sơn; Mai Sơn - Quốc lộ 45; Quốc lộ 45- Nghi Sơn; Nghi Sơn - Diễn Châu; Diễn Châu - Bãi Vọt; Cam Lộ - La Sơn; Nha Trang - Cam Lâm; Cam Lâm - Vĩnh Hảo; Vĩnh Hảo - Phan Thiết; Phan Thiết - Dầu Giây; cầu Mỹ Thuận 2.

Đây là dự án quan trọng quốc gia được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư. Việc hoàn thành dự án đúng tiến độ sẽ phát huy hiệu quả đầu tư và có ý nghĩa to lớn về chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước.

Hà Tĩnh tham gia hội nghị trực tuyến của Chính phủ nhằm gỡ vướng thi công cao tốc Bắc - Nam

Đại diện lãnh đạo 2 tỉnh: Hà Tĩnh - Nghệ An và nhà đầu tư ấn nút khởi công dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt vào ngày 22/5/2021.

Về tình hình triển khai thi công, hiện 7 dự án thành phần đã khởi công xây dựng gồm: 3 dự án (Cao Bồ - Mai Sơn; Cam Lộ - La Sơn và cầu Mỹ Thuận 2) đầu tư công thực hiện theo Nghị quyết 52/2017/QH14 của Quốc hội; 3 dự án (Mai Sơn - Quốc lộ 45; Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây) chuyển hình thức đầu tư công theo Nghị quyết 117/2020/QH14 của Quốc hội; 1 dự án (Diễn Châu - Bãi Vọt) thành phần đầu tư theo phương thức PPP.

Đối với 4 dự án còn lại, dự kiến sẽ khởi công trong quý III/2021.

Trong thời gian 1 ngày, các đại biểu tham gia sẽ lắng nghe về tình hình triển khai các dự án, thảo luận và tiếp tục đưa ra các giải pháp cụ thể, thiết thực, tháo gỡ các vướng mắc cho xây dựng tuyến cao tốc quan trọng này.

Báo Hà Tĩnh sẽ tiếp tục cập nhật các nội dung liên quan của hội nghị.

Hà Tĩnh tham gia hội nghị trực tuyến của Chính phủ nhằm gỡ vướng thi công cao tốc Bắc - Nam

Chủ đề GPMB cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Tập trung hoàn thành 3.000km cao tốc trong năm 2025

Tập trung hoàn thành 3.000km cao tốc trong năm 2025

Khẳng định mục tiêu hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào năm 2025 là không thay đổi, trong đó có 102,38 km qua Hà Tĩnh, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, hàng đầu để tập trung thực hiện.
Giá vàng hôm nay 29/03/2025: Tăng tuần thứ 4 liên tiếp

Giá vàng hôm nay 29/03/2025: Tăng tuần thứ 4 liên tiếp

Giá vàng trong nước tăng phi mã trong bối cảnh kim loại quý trên thị trường quốc tế tiếp tục thiết lập kỷ lục mới 3.077 USD. Giá vàng trong các hợp đồng tương lai được nhận định có thể sớm lên 3.100 USD, nhưng cũng có khả năng sớm điều chỉnh.
Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Với giá bán 300.000 - 320.000 đồng/tạ ốc tép, ngư dân Hà Tĩnh có thể thu về từ 1,5-3 triệu đồng/ngày nhờ tích cực kéo lưới thu hoạch "lộc biển".
Tài chính thị trường ngày 28/3: Bài học từ những "cơn sốt đất" ăn theo điều chỉnh địa giới hành chính

Tài chính thị trường ngày 28/3: Bài học từ những "cơn sốt đất" ăn theo điều chỉnh địa giới hành chính

Sau các đợt tăng nóng vì “sốt đất” trong những lần điều chỉnh địa giới hành chính trước đây, giá đất đi ngang và giảm xuống, thị trường gần như đóng băng. Hàng nghìn tỷ đồng “đọng” lại trong bất động sản. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 28/3 của Báo Hà Tĩnh.