Hạnh phúc khi được giữ gìn và phát huy điệu ví, câu hò

(Baohatinh.vn) - Tham dự Liên hoan dân ca ví, giặm toàn tỉnh Hà Tĩnh năm 2023, nhiều nghệ nhân, diễn viên cảm thấy hạnh phúc và tự hào khi được góp sức mình bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.

VIDEO: Trích đoạn tiết mục "Duyên tình muối mặn gừng cay" tham dự liên hoan liên hoan.

Vợ chồng Nghệ nhân nhân dân Vũ Thị Thanh Minh và Nghệ nhân ưu tú Phạm Thế Nhuần (CLB dân ca ví, giặm xã Cẩm Mỹ - Cẩm Xuyên): "Còn sức còn hát, còn trao truyền dân ca ví, giặm".

Hạnh phúc khi được giữ gìn và phát huy điệu ví, câu hò

Vợ chồng Nghệ nhân nhân dân Vũ Thị Thanh Minh và Nghệ nhân ưu tú Phạm Thế Nhuần.

Chúng tôi cho rằng việc tổ chức Liên hoan dân ca ví, giặm toàn tỉnh là vô cùng ý nghĩa và cần được tổ chức thường xuyên hơn. Bởi, mỗi kỳ liên hoan là một lần di sản của ông cha được lan tỏa trong đời sống, qua đó thúc đẩy phong trào hát dân ca ví, giặm thêm sâu rộng trong quần chúng nhân dân.

Vợ chồng tôi đã đam mê và theo đuổi dân ca ví, giặm hằng chục năm nay nên tình yêu dành cho dân ca ví, giặm đã thành hơi thở trong cuộc sống. Ngoài hằng trăm buổi biểu diễn, ghi hình hàng chục tiết mục để phát sóng trên đài truyền hình hay mạng xã hội, chúng tôi cũng đào tạo nhiều lớp nghệ nhân, diễn viên.

Liên hoan năm nay, bên cạnh chủ trì dàn dựng chương trình tham dự liên hoan, vợ chồng tôi cũng tham gia biểu diễn một tiết mục. Chúng tôi muốn qua đó tạo động lực và niềm say mê cho thế hệ trẻ đối với dân ca ví, giặm. Chúng tôi luôn tâm niệm còn sức còn hát, còn tiếp tục trao truyền cho thế hệ trẻ tình yêu với dân ca ví, giặm.

Nghệ nhân Võ Thị Thúy Vân (CLB dân ca ví, giặm phường Nam Hà - TP Hà Tĩnh): Tự hào khi được góp sức bảo tồn di sản ông cha.

Tôi thực sự xúc động và tự hào khi tham gia Liên hoan dân ca ví, giặm toàn tỉnh lần này, bởi, sau thời gian dịch bệnh COVID-19, đây là lần đầu tiên tỉnh tổ chức một kỳ liên hoan quy tụ những CLB tiêu biểu trên toàn tỉnh về tham dự.

Hạnh phúc khi được giữ gìn và phát huy điệu ví, câu hò

Nghệ nhân Võ Thị Thúy Vân.

Để chuẩn bị cho chương trình tham dự liên hoan, 38 thành viên là các nghệ nhân và diễn viên của CLB chúng tôi đã miệt mài tập luyện hơn 1 tháng nay. Với 4 tiết mục gồm: 2 tổ khúc dân ca, 1 không gian diễn xướng và 1 màn đối ca, chúng tôi hướng đến thể hiện một cách đa dạng nhất các làn điệu, thể loại dân ca ví, giặm mà CLB đã duy trì tập luyện, biểu diễn phục vụ khán giả trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, chương trình của CLB cũng nỗ lực trong việc sưu tầm, biên soạn để các tiết mục đảm bảo 60% lời hát cổ, theo yêu cầu từ ban tổ chức. Liên hoan là dịp để chúng tôi thể hiện niềm say mê và tự hào khi được góp sức bảo tồn dân ca ví, giặm.

Nghệ nhân Nguyễn Đức Anh (CLB dân ca ví, giặm Đức Giang - Vũ Quang): Cơ hội thể hiện tình yêu dân ca của người Vũ Quang với bạn bè.

Hạnh phúc khi được giữ gìn và phát huy điệu ví, câu hò

Nghệ nhân Nguyễn Đức Anh.

Tôi bắt đầu tham gia sinh hoạt tại CLB và hát dân ca ví, giặm được 10 năm nay. Hiện nay, trên địa bàn Vũ Quang ngày càng có thêm nhiều CLB dân ca ví, giặm khiến cho không khí sinh hoạt, giao lưu ngày càng rộn ràng và chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân địa phương.

Tôi cảm thấy rất phấn khởi và vinh dự khi CLB chúng tôi được đại diện cho huyện Vũ Quang về tham dự liên hoan. Đây là dịp để chúng tôi thể hiện những tiết mục dân ca ví, giặm mang đậm khí thế xây dựng NTM của huyện nhà, đồng thời cũng là dịp để chúng tôi thể hiện tình yêu dân ca ví, giặm của người dân Vũ Quang với bạn bè mọi miền.

Em Phan Thị Quỳnh Trâm (CLB dân ca ví, giặm Nguyễn Công Trứ - Nghi Xuân): Hạnh phúc khi được biểu diễn dân ca ví, giặm trên sân khấu lớn.

Hạnh phúc khi được giữ gìn và phát huy điệu ví, câu hò

Em Phan Thị Quỳnh Trâm.

Em tham gia tập luyện hát dân ca ví, giặm từ năm học lớp 10 và nay đã là sinh viên năm thứ 2, Khoa Giáo dục Tiểu học (Trường Đại học Vinh, Nghệ An). Mặc dù đã được các nghệ nhân truyền dạy thành thạo nhiều làn điệu và biểu diễn nhiều nơi nhưng đây là lần đầu tiên em được tham dự kỳ liên hoan dân ca ví, giặm cấp tỉnh.

Em cảm thấy thực sự hạnh phúc khi lần đầu tiên được biểu diễn dân ca ví, giặm trên một sân khấu lớn. Đây là cơ hội để em thể hiện khả năng cũng như tình yêu dành cho loại hình văn nghệ dân gian đặc sắc đã được UNESCO ghi danh mà quê hương Hà Tĩnh sở hữu. Kỳ liên hoan cũng sẽ là dịp để em giao lưu học hỏi và gặt hái thêm nhiều kinh nghiệm trong biểu diễn.

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống