Hơn 70 tuổi, cụ ông Hà Tĩnh vẫn “lướt” facebook để làm dân vận khéo

(Baohatinh.vn) - Hơn 70 tuổi, với chiếc Ipad và điện thoại thông minh, ông Nguyễn Trung Trực - Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi thôn Tân Khê, xã Kỳ Giang (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vẫn sử dụng facebook để huy động xây dựng NTM.

Hơn 70 tuổi, cụ ông Hà Tĩnh vẫn “lướt” facebook để làm dân vận khéo

Dù bận rộn rất nhiều công việc nhưng ông Trực luôn dành thời gian để sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, vận động và kết nối xây dựng NTM

72 năm tuổi đời, 50 tuổi Đảng, trên chặng đường dài công tác, ông Nguyễn Trung Trực (SN 1947) - Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi thôn Tân Khê chưa nề hà công việc gì khi được Đảng tin, dân bầu.

Sau 6 năm tham gia quân ngũ, năm 1978, ông về công tác tại địa phương và từng giữ nhiều vị trí quan trọng trong Đảng ủy, UBND xã. Năm 2002, ngay khi về nghỉ chế độ, ông đã gánh vác nhiệm vụ mới: Bí thư Chi bộ HTX Tân Thắng (nhập từ 3 thôn: Tân Đông, Tân Thắng, Tân Khê).

Sau quá trình tách rồi lại nhập thôn, ông liên tục đảm nhận vai trò bí thư các chi bộ cho đến tận tháng 9/2019. Tại đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2019-2021, ông nhường vai trò đầu tàu cho thế hệ trẻ và làm Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi thôn Tân Khê để tiếp tục góp sức cho phong trào của địa phương.

Hơn 70 tuổi, cụ ông Hà Tĩnh vẫn “lướt” facebook để làm dân vận khéo

Ông Nguyễn Trung Trực đóng vai trò rất quan trọng trong xây dựng NTM ở thôn Tân Khê

Dấu ấn sâu đậm nhất với ông Trực trong quá trình 15 năm gánh vác vai trò người đứng đầu cấp ủy thôn (bí thư chi bộ) là giai đoạn lãnh đạo thôn Tân Khê triển khai chương trình NTM, tập trung nhất là năm 2018, 2019.

Những yêu cầu cao mà chương trình đặt ra cùng cơ chế chính sách hỗ trợ của các cấp chính là “mảnh đất” để ông Trực vận dụng nhuần nhuyễn, khéo léo kinh nghiệm lãnh đạo của mình vào thực tiễn, đưa Tân Khê trở thành điểm sáng, hình mẫu để các thôn khác học tập, nhân rộng.

Hơn 70 tuổi, cụ ông Hà Tĩnh vẫn “lướt” facebook để làm dân vận khéo

Lề đường thôn Tân Khê được bê tông hóa gần 100% từ ý tưởng và sự sáng tạo trong tuyên truyền, vận động nhân dân của nguyên Bí thư chi bộ Nguyễn Trung Trực

Với sự khéo léo trong công tác dân vận, ông Trực đã cùng cấp ủy chi bộ và đội ngũ cán bộ thôn từng bước huy động sức dân, “biến không thành có” để hoàn thành khối lượng công việc khá lớn trong xây dựng khu dân cư kiểu mẫu.

Bí quyết của ông là chia nhỏ việc, vận động tối đa nguồn xã hội hóa từ con em xa quê thành đạt và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, phân kỳ đóng góp để giảm gánh nặng cho người dân. Nhà văn hóa thôn, đường trục thôn, kênh mương bê tông, rãnh thoát nước và nhiều công trình hạ tầng đã được xây dựng với tổng giá trị nhiều tỷ đồng.

Đạt được nhiều kết quả trong nỗ lực xã hội hóa nguồn lực, theo chia sẻ của ông Trực, chính các thiết bị điện tử với mạng xã hội facebook đã góp sức đáng kể để nhờ sự tác động, tính lan tỏa rộng lớn.

Hơn 70 tuổi, cụ ông Hà Tĩnh vẫn “lướt” facebook để làm dân vận khéo

Một trong những trang facebook tuyên truyền xây dựng NTM của ông Trực

Một ví dụ điển hình đó là việc làm cổng chào thôn. “Sau khi đã hoàn thành nhà văn hóa, bê tông hóa toàn bộ đường trục thôn, việc làm cổng chào dù cần thiết nhưng làm cách nào để huy động nguồn lực từ bên ngoài, giảm bớt đóng góp của người dân.

Trăn trở mãi, tôi quyết định làm dự toán phần thô với số tiền 30 triệu đồng, chỉ thu mỗi hộ 200 ngàn đồng. Sau khi đã thành hình dáng, tôi chụp ảnh, quay video đăng lên facebook để kêu gọi con em xa quê ủng hộ".

Hơn 70 tuổi, cụ ông Hà Tĩnh vẫn “lướt” facebook để làm dân vận khéo

Cổng chào thôn Tân Khê được xây dựng nhờ dân vận khéo

Số tiền con em gửi về, cộng với vận động thêm một số doanh nghiệp, gia đình có điều kiện kinh tế khá trên địa bàn đã giúp thôn hoàn thành cổng chào đầu tiên của xã Kỳ Giang với tổng giá trị 130 triệu đồng. Còn lại hạng mục cuối cùng bảng led điện tử trên cổng chào, một doanh nghiệp đã tự nguyện đóng góp 20 triệu đồng để lắp đặt.

Cách làm này đã được tôi chia sẻ cùng các thôn khác trong xã và Kỳ Giang đã hoàn thành toàn bộ hệ thống cổng chào các thôn với sự đồng tình cao của người dân.

Trong gần 10 năm xây dựng NTM ở thôn Tân Khê, hình ảnh dễ nhận thấy của ông Trực đó là bất kỳ công trình nào, phần việc nào cũng xắn tay lao động tích cực vừa làm vừa vận động bà con.

Hơn 70 tuổi, cụ ông Hà Tĩnh vẫn “lướt” facebook để làm dân vận khéo

Từ khi còn là một lãnh đạo thôn đến lúc giữ cương vị người đứng đầu chi hội người cao tuổi, mỗi công việc trước khi triển khai, ông Trực luôn tranh thủ ý kiến của mọi người

Bà Nguyễn Thị Phú - một người dân trong thôn nói: Không chỉ bản thân mình tiên phong, ông còn vận động gia đình lo nước nôi phục vụ bà con trong những ngày góp công xây dựng các công trình hạ tầng.

"Buông tay cuốc, tay ven, ông ấy lại cầm máy chụp ảnh, quay video đăng lên trang facebook để bà con trong thôn thêm phấn khởi và để con em ở xa theo sát từng phần việc, sự đổi mới của quê hương” - bà Phú nói.

Hơn 70 tuổi, cụ ông Hà Tĩnh vẫn “lướt” facebook để làm dân vận khéo

Khoảng thời gian thư giãn trong khu vườn mẫu của gia đình

72 tuổi, sau 15 năm giữ chức chủ trì các thôn, ông Trực lui về lãnh đạo phong trào Chi hội người cao tuổi thôn Tân Khê. Thu hút sự tham gia của phần lớn người cao tuổi trên địa bàn, Chi hội đã đưa CLB dân ca ví giặm, CLB bóng chuyền hơi vào hoạt động sôi nổi, bổ ích. Các cụ còn xây dựng vườn ươm cây giống hàng rào xanh để làm đẹp những tuyến đường.

Và trong những năm tháng cống hiến tuổi già của mình, những trang facebook của người đảng viên 50 năm tuổi Đảng lại rộn ràng chuyển tải bức tranh cuộc sống mới, nông thôn mới ở quê hương Kỳ Giang đến với con em, bè bạn muôn nơi.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.