Hồng Lộc hướng đến mục tiêu mỗi hộ chỉ sản xuất trên một thửa ruộng diện tích lớn

(Baohatinh.vn) - Hiện nay, xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang gấp rút triển khai các phần việc cần làm để tiến hành chuyển đổi đất nông nghiệp lần 3, phấn đấu vụ xuân sắp tới mỗi gia đình chỉ sản xuất trên một thửa ruộng có diện tích lớn.

Hồng Lộc hướng đến mục tiêu mỗi hộ chỉ sản xuất trên một thửa ruộng diện tích lớn

Nông dân thôn Đông Thịnh (Hồng Lộc) gấp rút thu hoạch lúa hè thu để bàn giao mặt bằng, chuẩn bị chia lại ruộng đất theo hướng tích tụ mỗi gia đình một thửa lớn.

Cũng như 6 thôn khác trên địa bàn, hơn 1 tháng nay, cán bộ và người dân thôn Đông Thịnh đang tất bật với các phần việc trong quy trình chuyển đổi ruộng đất lần 3. Theo đó, cả thôn đang gấp rút bàn bạc, thống kê số nhân khẩu, rà soát diện tích từng loại đất (đất công ích, đất hoang hóa, đất dự phòng, đất đã giải phóng mặt bằng), phân hạng đất, phân vùng đất, dự trù kinh phí phải đóng góp, khảo sát những vùng cao cưỡng để san lấp mặt bằng...

Ông Hồ Thanh Liêm - Bí thư Chi bộ thôn Đông Thịnh cho biết: “Thôn chúng tôi có 91 ha đất thuộc diện chuyển đổi với 1.254 khẩu nhận ruộng. Theo kế hoạch chung của xã, chúng tôi đang tập trung thực hiện tốt các bước theo quy trình và hiện các phần việc liên quan đến thống kê, kiểm đếm... đã cơ bản xong. Các việc như di dời mộ, làm đường, xây kênh mương, san lấp mặt bằng, ghép nhóm để bốc thăm, vận động nhận ruộng xa và ruộng xấu... đang triển khai đúng kế hoạch. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng thôn chúng tôi đang quyết tâm tiến hành chia ruộng sớm nhất xã, sẽ xong vào đầu tháng 12/2022”.

Hồng Lộc hướng đến mục tiêu mỗi hộ chỉ sản xuất trên một thửa ruộng diện tích lớn

Xã Hồng Lộc san lấp mặt ruộng gắn với cất bốc, di dời mồ mả trên các cánh đồng về nghĩa trang.

Việc chuyển đổi đất nông nghiệp lần 3 ở Hồng Lộc cũng đã được bàn bạc kỹ lưỡng, họp thôn xóm nhiều lần, thông tin đầy đủ nên được đông đảo cán bộ, đảng viên và người dân đồng tình cao.

Bà Cù Thị Tháp (thôn Đông Thịnh) cho biết: “Gia đình tôi có đến 9 suất được chia ruộng với gần 10 thửa ở khắp mọi nơi. Ban đầu, khi nghe chủ trương chuyển đổi ruộng đất thì chúng tôi có phần phân tâm vì sợ bốc phải phần ruộng xấu, cao cưỡng, nơi thiếu nước, chỗ thiếu đường... Nhưng sau khi được tuyên truyền, giải thích thấu đáo là tôi nhất trí liền vì nó có lợi cho dân, tốt cho sản xuất, nhất là đối với những hộ có nhiều đất nhưng con cái đã đi làm ăn xa, nhà neo người như chúng tôi”.

Hồng Lộc hướng đến mục tiêu mỗi hộ chỉ sản xuất trên một thửa ruộng diện tích lớn

Thôn Trung Sơn làm đường nội đồng phục vụ sản xuất trên những cánh đồng lớn sau khi chia lại ruộng.

Chủ tịch UBND xã Hồng Lộc Lê Viết Bình cho biết: Qua 2 lần chuyển đổi ruộng đất (lần 2 hoàn thành năm 2009) của xã đã giúp giảm từ 13,5 thửa/hộ xuống còn 4,6 thửa/hộ và tạo được những chuyển biến tích cực trong sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay, số thửa vẫn còn nhiều (9.110 thửa), manh mún nên dẫn đến nhiều bất cập, hạn chế trong sản xuất, nhiều nơi bị bỏ hoang, nhất là vụ hè thu; hệ thống kênh mương, đường nội đồng chưa phù hợp, nhiều cánh đồng đường sản xuất chưa đảm bảo; việc áp dụng các tiến bộ KHKT vào đồng ruộng và tiêu thụ nông sản sau thu hoạch gặp khó khăn; chi phí đầu tư còn cao, hiệu quả sản xuất chưa như mong đợi.

“Trước thực trạng đó, việc chuyển đổi ruộng đất lần 3 ở Hồng Lộc là việc cần làm sớm để hướng đến nhiều mục tiêu thiết thực trong sản xuất. Theo đó, đợt này Hồng Lộc sẽ đưa vào chuyển đổi 529 ha (đất lúa 490 ha, đất màu 39 ha), quyết tâm trở thành xã đầu tiên của huyện Lộc Hà thực hiện chuyển đổi ruộng đất theo hướng mỗi gia đình một thửa lớn ở quy mô toàn xã hoặc một vùng liền thửa” - ông Lê Viết Bình thông tin thêm.

Hồng Lộc hướng đến mục tiêu mỗi hộ chỉ sản xuất trên một thửa ruộng diện tích lớn

Do còn manh mún, khó cơ giới hóa nên một số diện tích đất lúa ở thôn Thượng Phú đang bị bỏ hoang.

Qua đó, tạo điều kiện để nông dân có thể hình thành những mô hình sản xuất có quy mô lớn, tập trung, chuyên canh và dễ ứng dụng KHKT, xây dựng hệ thống đường sá và kênh mương tưới tiêu hợp lý, dễ đưa cơ giới vào sản xuất. Ngoài ra, nó cũng góp phần đảm bảo công tác quản lý Nhà nước về đất đai trong nông nghiệp, tránh lấn chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích, không có hiệu quả, để đất hoang hóa...

Ngoài các phần việc liên quan đến sổ sách, họp hành, tư tưởng thì cấp ủy, chính quyền và người dân Hồng Lộc cũng đang gấp rút cất bốc, di dời 1.450 ngôi mộ trên các cánh đồng về nghĩa trang đã quy hoạch của xã; tiến hành đào đắp, san lấp gần 40 ha đất màu ở vùng cao cưỡng thành đất lúa; gấp rút thu hoạch xong lúa hè thu để phá bờ vùng, bờ thửa cũ; đào đắp 10 km đường nội đồng mới, làm hàng chục cầu cống và một số tuyến kênh mương mới... với tổng kinh phí hơn 8 tỷ đồng.

Hồng Lộc hướng đến mục tiêu mỗi hộ chỉ sản xuất trên một thửa ruộng diện tích lớn

Những con đường mới đắp, những tuyến mương mới xây để phục vụ sản xuất sau khi quy hoạch lại ruộng đất ở thôn Yến Giang.

Hiện nay, xã Hồng Lộc đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành trước ngày 15/12/2022 và bước vào sản xuất vụ xuân 2023 mỗi gia đình chỉ còn 1 thửa ruộng lớn. Trong quá trình thực hiện, địa phương luôn chú trọng việc đảm bảo các nguyên tắc, quy định, bám sát mục tiêu, có phương pháp thực hiện phù hợp và có sự phân công, phân nhiệm cụ thể.

Theo Chủ tịch UBND xã Hồng Lộc Lê Viết Bình: Xã sẽ chú trọng công tác tuyên truyền giúp người dân nhận thấy rõ lợi ích, hiệu quả, sự cần thiết phải chuyển đổi ruộng đất; luôn đặt lợi ích chung của người dân lên hàng đầu; thực hiện công khai, dân chủ, công bằng, có sự thống nhất cao. Quan trọng nhất là không ảnh hưởng đến thời vụ sản xuất của nông dân; kịp thời xử lý, giải quyết thấu đáo các vướng mắc phát sinh...”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa chấm điểm công nhận 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2025, trong đó, 2 sản phẩm đánh giá lại và 3 sản phẩm mới.
Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy thế mạnh của địa phương giáp biển để phát triển sản xuất, đảm bảo sinh kế, tạo nền tảng và động lực phát triển KT-XH.
Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Người dân Hà Tĩnh chuẩn bị bước vào vụ nuôi tôm xuân hè 2025. Bà Nguyễn Thị Hoài Thúy – Trưởng phòng Quản lý, nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh) đã có những khuyến cáo nhằm giúp người dân giành thắng lợi trong vụ nuôi sắp tới.
Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, cải thiện chất lượng đàn hươu, tập trung chế biến sâu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Mô hình nuôi lươn bằng bể không bùn của anh Nguyễn Quốc Hữu (xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) dự kiến cho thu hoạch khoảng 15-17 tấn lươn thương phẩm sau 10-12 tháng thả nuôi.
Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Những chuyến biển gần đây, ngư dân Hà Tĩnh trúng đậm nhiều luồng cá cơm, cá trích, mực, cá bạc má… tạo nguồn cung hải sản đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời mang về nguồn thu nhập khá.
Vũ Quang tươi mới

Vũ Quang tươi mới

Việc chú trọng xây dựng vườn mẫu, cụm dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp, cụm dân cư sinh thái… đã tạo điểm nhấn trong xây dựng nông thôn mới ở Vũ Quang (Hà Tĩnh).
Tuổi trẻ Đức Thọ thi đua lập thân lập nghiệp

Tuổi trẻ Đức Thọ thi đua lập thân lập nghiệp

Tuổi trẻ trên quê hương Tổng Bí thư Trần Phú (Đức Thọ - Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đầu tư, phát triển các mô hình kinh tế, góp phần nâng cao vị thế tổ chức Đoàn trong hệ thống chính trị.
Hương Sơn thử nghiệm nhiều giống cây mới

Hương Sơn thử nghiệm nhiều giống cây mới

Sâm bố chính, dứa là 2 loại cây trồng mới được người dân xã Kim Hoa (Hương Sơn - Hà Tĩnh) thử nghiệm, kỳ vọng sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế, thay thế một số cây trồng đã thoái hóa.