Hương Khê: Hơn 1.400 mô hình thu nhập trên 100 triệu đồng/năm

(Baohatinh.vn) - Phát huy lợi thế, bà con nông dân huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã chủ động nâng cấp, cải tạo vườn, mở rộng quỹ đất, phát triển kinh tế trang trại. Toàn huyện có trên 5.000 hộ có thu nhập từ 30 đến 100 triệu đồng, đặc biệt, hơn 1.400 hộ thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.

Hương Khê: Hơn 1.400 mô hình thu nhập trên 100 triệu đồng/năm

Phát huy lợi thế đất đồi rừng rộng lớn, nhiều hộ dân Hương Khê xây dựng những trang trại trù phú.

Đến năm 2018, Hương Khê có gần 23.800 hộ phát triển kinh tế vườn, tổng thu nhập đạt 653,24 tỷ đồng. Hiện, toàn huyện có trên 5.000 hộ có thu nhập từ 30 đến 100 triệu đồng/năm, đặc biệt có hơn 1.400 hộ cho thu nhập trên 100 triệu đồng.

Các sản phẩm cho giá trị kinh tế cao chủ yếu từ cây ăn quả như: Cam, bưởi Phúc Trạch kết hợp chăn nuôi lợn, gà và một số sản phẩm phụ khác.

Hương Khê: Hơn 1.400 mô hình thu nhập trên 100 triệu đồng/năm

Cam, bưởi là những sản phẩm chủ lực, mang lại thu nhập cao cho bà con nông dân Hương Khê.

Để tạo sự bền vững, bà con nông dân đã liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Hiện có trên 1.000 hộ làm kinh tế vườn, kinh tế trang trại có liên kết tiêu thụ sản phẩm cam, bưởi Phúc Trạch với các doanh nghiệp, HTX trong và ngoài tỉnh.

Toàn huyện có 21 trang trại chăn nuôi, chủ yếu là chăn nuôi lợn. Tổng giá trị thu nhập của các trang trại đạt 24,2 tỷ đồng. Các trang trại quy mô chăn nuôi từ 300 con lợn trở lên, tập trung tại các xã: Phú Gia, Lộc Yên, Phúc Đồng, Hà Linh, Gia Phố, sản xuất theo hình thức nuôi gia công, liên kết theo chuỗi khép kín.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),
Khi cây lúa lên xanh

Khi cây lúa lên xanh

Dù phải đối mặt với áp lực thời vụ lớn và ảnh hưởng của mưa lũ bất thường, cây lúa vẫn bén rễ, vươn lên mạnh mẽ từ sự bền bỉ và tình yêu với đồng ruộng của người nông dân Hà Tĩnh.
Can Lộc đẩy mạnh phát triển thuỷ sản nước ngọt

Can Lộc đẩy mạnh phát triển thuỷ sản nước ngọt

Tận dụng tiềm năng ao hồ, mặt nước dồi dào, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) tập trung chỉ đạo các địa phương mở rộng diện tích, đầu tư nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo hướng thâm canh, đa dạng hoá đối tượng nuôi.