(Baohatinh.vn) - Trồng cây gây rừng vì môi trường xanh bền vững ở xã Sơn Kim 1 (Hương Sơn – Hà Tĩnh) nhằm ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác, sẻ phát rừng trái phép.
Sáng 27/7, xã Sơn Kim 1 phối hợp với Viện Nghiên cứu Sinh thái chính sách xã hội (SPERI) tại TP Hà Nội tổ chức phát động trồng cây gây rừng, giảm phát thải khí nhà kính năm 2024.
Xã Sơn Kim 1 có tổng diện tích rừng tự nhiên là 19.821 ha, rừng trồng là 1.080 ha và rừng giao cho hộ gia đình quản lý là 2.950 ha.
Trong nhiều năm trở lại nay, công tác chăm sóc, bảo vệ rừng trên địa bàn xã đặc biệt được quan tâm, không còn tình trạng khai thác lâm sản trái phép. Đặc biệt, người dân quan tâm hơn đối với chính sách bảo vệ và trồng mới cây làm giàu rừng với trên 1.412,56 ha. Tuy nhiên, trên địa bàn còn có tình trạng rừng sản xuất và rừng khoanh nuôi bảo vệ (đã giao cho dân) bị sẻ phát trái phép để trồng keo nguyên liệu.
Việc phát động lễ trồng cây gây rừng năm 2024 nhằm nâng cao ý thức bảo vệ, ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác, sẻ phát rừng trái phép. Đồng thời, vận động Nhân dân tiếp cận các chính sách, mở rộng trồng rừng nhằm tạo công ăn việc làm, góp phần xây dựng xã Sơn Kim 1 ngày càng phát triển, môi trường sống xanh và bền vững.
Sau lễ phát động, người dân tham gia trồng mới 150 cây mayen. Đây là loài cây vừa ăn quả, vừa lấy gỗ có nguồn gốc từ Lào. Cây trồng từ 8 - 10 năm sẽ cho thu hoạch. Đây cũng là loài cây đặc biệt có giá trị trong việc bảo vệ môi sinh môi trường.
Tính đến trưa 18/9, trên địa bàn huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) có 15 cầu tràn bị ngập nước. Để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, các địa phương đã lắp đặt sào chắn, cắm biển cảnh báo.
Huyện Kỳ Anh và TX Kỳ Anh được dự báo là các địa bàn nằm trong vùng ảnh hưởng của áp thấp có thể mạnh lên thành bão tại Hà Tĩnh. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, địa phương đã kêu gọi toàn bộ tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn; người trồng đào, mai cũng gấp rút triển khai bảo vệ cây trồng.
Gần 4.100 ha nuôi trồng thủy sản và hơn 200 lồng, bè tại Hà Tĩnh đang được người dân triển khai các biện pháp phòng, chống nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ thiệt hại do bão, lũ gây ra.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải yêu cầu huyện Nghi Xuân tập trung cao nhất để đạt chuẩn NTM nâng cao trong năm 2024; phát động phong trào thi đua tạo khí thế, quyết tâm mới.
“Cuộc cách mạng” chuyển đổi ruộng đất năm 2024 đang được nhiều địa phương ở huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) triển khai nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng diện tích canh tác.
Vụ đông 2024, Hà Tĩnh chủ động bố trí cơ cấu giống và thời vụ hợp lý để né tránh thiên tai, chú trọng ứng dụng các biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất, sản lượng.
Tích tụ ruộng đất là chủ trương lớn, liên quan đến sản xuất của người dân, bởi vậy, hướng dẫn của ngành chuyên môn Hà Tĩnh được xem là “cây gậy” để chính quyền cấp xã và người dân thực hiện.
Sau 2 tháng gieo trồng, đến nay, hơn 3.000 m2 diện tích sản xuất dưa lưới theo tiêu chuẩn VietGAP của HT Farm xã Thạch Lạc (Thạch Hà, Hà Tĩnh) chính thức cho thu hoạch vụ thứ 2.
Ruộng lúa sử dụng chế phẩm sinh học Eco Nutrients cho năng suất trung bình 85 tạ/ha, giảm được độ nhiễm phèn trong môi trường đất, giúp các loài thủy sản tự nhiên phát triển tốt.
Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Hà Tĩnh đề nghị chủ cơ sở của 8 sản phẩm sớm hoàn thiện thủ tục, hồ sơ để trình tỉnh công nhận sản phẩm OCOP 4 sao.
Đầu tư thấp, ít dịch bệnh, lợi nhuận cao, phù hợp với ao nuôi thấp triều… là những kết quả tích cực mà mô hình nuôi xen ghép tôm sú, cua biển, cá đối mục tại TP Hà Tĩnh đem lại.
Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Khu mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông (Hương Sơn, Hà Tĩnh) dự kiến hoàn thành sau 180 ngày kể từ ngày triển khai xây dựng.
Quyết tâm đạt chuẩn đô thị văn minh trước ngày 30/9/ 2024, phường Trung Lương (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) đang tập trung hoàn thành các tiêu chí giao thông đô thị.
Câu lạc bộ Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi Hương Sơn (Hà Tĩnh) nhằm tập hợp, chia sẻ các kiến thức, kinh nghiệm trên từng lĩnh vực để cùng phát triển.
Sử dụng hệ thống làm mát, anh Kiều Ngọc Bính ở thôn Yên Nam, xã Xuân Yên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) trồng hàng vạn nấm sò, bước đầu thành công mang lại hiệu quả kinh tế.
Vụ hè thu 2024, Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm đã liên kết sản xuất lúa theo hướng hữu cơ ở 6 địa phương, đáp ứng mong mỏi của bà con nông dân Hà Tĩnh vì năng suất tốt, giá trị cao và an toàn với môi trường.
Trong 18 mẫu phân tích tại vùng nuôi tôm nước lợ xã Hộ Độ (Lộc Hà, Hà Tĩnh), cơ quan chuyên môn phát hiện có 4 mẫu cho kết quả dương tính với bệnh vi bào tử trùng EHP.
Thắng lợi trên cả 3 phương diện lớn là diện tích, năng suất, sản lượng và giá bán đạt mức kỷ lục, vụ lúa hè thu năm 2024 đã mang về niềm vui trọn vẹn cho bà con nông dân Hà Tĩnh.
Bằng nhiều cách làm sáng tạo, các cấp hội phụ nữ ở Hà Tĩnh đã lan tỏa mạnh mẽ cuộc vận động xây dựng "gia đình 5 không, 3 sạch”, góp phần thực hiện thành công nhiều tiêu chí NTM.
Siêu bão số 3 dự báo gây mưa lớn trên địa bàn Hà Tĩnh. Thời điểm này, người nuôi trồng thuỷ sản đang khẩn trương gia cố lồng bè, hồ nuôi, chủ động ứng phó an toàn với mưa bão.
Với phương châm "xanh nhà hơn già đồng", bà con nông dân Hương Khê (Hà Tĩnh) đang khẩn trương thu hoạch lúa cạn để hạn chế thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi).
Trước diễn biến phức tạp của siêu bão số 3 - Yagi, các địa phương, đơn vị và người dân Hà Tĩnh đã chủ động triển khai các phương án ứng phó nhằm giảm thiểu thấp nhất thiệt hại.