Khoe sổ đỏ qua mạng xã hội - “mồi ngon” cho kẻ xấu làm giả giấy tờ

(Baohatinh.vn) - Chia sẻ niềm vui được sở hữu “bìa đỏ” chính chủ với anh em, bạn bè qua mạng xã hội, nhiều người dân Hà Tĩnh đã vô tình trao cơ hội cho các đối tượng chuyên làm giả giấy tờ...

Khoe sổ đỏ qua mạng xã hội - “mồi ngon” cho kẻ xấu làm giả giấy tờ

Bìa đất đứng tên Trần Ngọc Lâm (SN 1993, trú xã Tân Dân, Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã được làm giả một cách tinh vi... để phục vụ mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người quen.

Sau nhiều năm vất vả tích cóp, M. (phường Trần Phú, TP. Hà Tĩnh) mua được mảnh đất rộng 130m2 tại phường Thạch Linh (TP. Hà Tĩnh). Cuối tháng 6/2020, anh chính thức được công nhận quyền sở hữu (được cấp bìa đỏ) tài sản nói trên. Quá vui mừng, M. nhanh chóng khoe sổ đỏ lên facebook cá nhân.

Thế nhưng, điều M. không thể ngờ đến, hình ảnh sổ đỏ với những thông tin cá nhân về tên tuổi, chứng minh thư nhân dân; vị trí, diện tích, hình thái thửa đất... đã vô tình trở thành “mồi ngon”, bị các đối tượng xấu sao chụp lại. Mục đích của chúng là làm giả bìa đất bằng thông tin thật rồi rao bán với giá rẻ nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đến lúc người bị hại liên hệ với M. để tìm hiểu về nguồn gốc của thửa đất nói trên, M. mới ngã ngửa!

Tại huyện Thạch Hà, cuối tháng 9 vừa qua, cán bộ Văn phòng đăng ký đất đai Hà Tĩnh chi nhánh Thạch Hà - Lộc Hà đã tiếp nhận hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng cho thửa đất số BI161104 của chị N.T.L (trú Thanh Chương, Nghệ An). Mảnh đất này chị L. nhận chuyển nhượng từ chủ cũ là Đặng Thị Thảo (SN 1989) và Nguyễn Kim Đức (SN 1987, trú thị trấn Thạch Hà); do cặp vợ chồng này không có tiền trả khoản nợ 200 triệu đồng cho chị L.

Tuy nhiên, nghi ngờ bìa đỏ trên là giả, cán bộ Văn phòng đăng ký đất đai Hà Tĩnh chi nhánh Thạch Hà - Lộc Hà đã bàn giao cho Công an huyện Thạch Hà điều tra, làm rõ. Kết quả điều tra khẳng định, vợ chồng Thảo Đức đã chuyển nhượng thửa đất BI161104 cho người khác và bìa đỏ được sử dụng để làm hợp đồng với chị L. là giả.

Khoe sổ đỏ qua mạng xã hội - “mồi ngon” cho kẻ xấu làm giả giấy tờ

Cơ quan CSĐT Công an huyện Thạch Hà tống đạt quyết định khởi tố đối với vợ chồng Thảo - Đức (Ảnh Hoàng - Quang).

Thượng tá Nguyễn Hoài Việt (Trưởng Công an huyện Thạch Hà) cho biết: “Việc hai vợ chồng Thảo, Đức thuê người làm bìa đất giả dựa trên thông tin thật của mình đã đưa ra lời cảnh báo cho những ai đang có ý định đưa sổ đỏ lên mạng xã hội. Làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khó nhất là tìm ra nguồn thông tin để “thật hóa“. Bởi vậy, khi chính chủ khoe sổ đỏ lên mạng xã hội đã vô tình cung cấp nguồn thông tin đó, tiếp tay cho hành vi phạm pháp”.

Cũng theo Thượng tá Việt, hiện chi phí làm giả bìa đất khá rẻ trong khi các đối tượng phạm tội ngày càng tinh vi. Chính vì vậy, để tránh rước họa vào thân và đề phòng rủi ro, khi đăng tải hình ảnh liên quan tới thông tin cá nhân, người dùng cần phải thực hiện biện pháp bảo mật bằng cách che, làm mờ tên, số chứng minh thư...

Khoe sổ đỏ qua mạng xã hội - “mồi ngon” cho kẻ xấu làm giả giấy tờ

3 bìa đất do vợ chồng Phan Cao Văn (SN 1988) và Nguyễn Thị Lành (SN 1990), đều trú tại xã Trung Lộc, huyện Can Lộc đặt làm giả bị Cơ quan CSĐT Công an huyện Can Lộc thu giữ (Ảnh Đ.T).

Luật sư Phan Văn Chiều (Giám đốc Công ty TNHH Luật Hà Châu) cảnh báo: “Trước khi giao dịch, người cho vay/mua đất, cần trực tiếp mang giấy chứng nhận đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Sở tài nguyên & Môi trường để kiểm tra và xác minh về thông tin của thửa đất, người sở hữu rồi mới tiến hành kí hợp đồng mua bán, đặt cọc, giao tiền”.

Thủ đoạn lừa đảo bằng sổ đỏ giả, làm giả sổ đỏ quyền sử dụng đất vẫn còn len lỏi trong các giao dịch mua bán nhà đất hiện nay và ngày càng tinh vi. Vì vậy, bảo mật thông tin cá nhân cũng chính là cách người dân tự bảo vệ mình trước những rủi ro về mặt pháp lý.

Chủ đề Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Chủ đề Bạn đọc viết

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.