Kỳ Anh phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào cuối năm 2023

(Baohatinh.vn) - 100% số xã đạt chuẩn NTM, thêm nhiều khu dân cư về đích kiểu mẫu, kinh tế nông thôn có bước chuyển tích cực, môi trường sống được đặc biệt quan tâm, đời sống vật chất và tinh thần của người dân khởi sắc - những thành quả quan trọng sau 1 năm cả hệ thống chính trị đồng lòng, chung sức đang tạo thế và lực mới để xây dựng huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đạt chuẩn NTM vào năm 2023.

Những miền quê nông thôn mới

Đầu năm 2022, Kỳ Tây - xã khó khăn nhất của huyện Kỳ Anh được công nhận đạt chuẩn NTM trong niềm tự hào, hạnh phúc của toàn Đảng bộ và Nhân dân xã nhà. Bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Văn Hệ phấn khởi chia sẻ: “Điểm xuất phát thấp, điều kiện hết sức khó khăn, tuy nhiên, với sự đồng hành của toàn huyện, sự vào cuộc sôi nổi, hào hứng của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự đồng tình, ủng hộ tuyệt đối của Nhân dân, Kỳ Tây đã biến khó khăn thành thuận lợi, biến khát vọng thành hiện thực trên mỗi chặng đường xây dựng cuộc sống ấm no, mạnh giàu cho Nhân dân”.

Kỳ Anh phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào cuối năm 2023

Thôn Hà Phong, xã Kỳ Phong ra quân dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất trên cánh đồng 68 ha.

Sau thời gian ưu tiên hỗ trợ Kỳ Tây (xã cuối cùng) đạt chuẩn NTM, huyện Kỳ Anh tập trung mọi nguồn lực thực hiện các tiêu chí xã NTM kiểu mẫu, nâng cao, đồng thời tiếp tục duy trì phong trào xây dựng NTM sâu rộng ở tất cả các địa phương. Đến cuối năm 2022, toàn huyện có 2 xã cơ bản hoàn thành các tiêu chí NTM kiểu mẫu, 7 xã xây dựng NTM nâng cao. Điểm đặc biệt đó là dù huyện chưa đạt chuẩn NTM nhưng số lượng thôn được công nhận khu dân cư NTM kiểu mẫu khá lớn với 110/154 thôn (chiếm tỷ lệ 71,5%).

Ông Vũ Trung Tiến - Bí thư Đảng ủy xã Kỳ Thượng cho biết: “Cùng với phấn đấu đưa 2 khu dân cư còn lại đạt chuẩn kiểu mẫu, 7 khu dân cư khác đã đạt chuẩn vẫn không ngừng củng cố, nâng cao tiêu chí. Đây là kết quả của việc duy trì, đưa phong trào xây dựng NTM đi vào chiều sâu, trở thành ý thức, nhu cầu của mỗi người dân”.

Chú trọng tới tiêu chí môi trường - một trong những tiêu chí khó trong xây dựng NTM, cùng với việc thực hiện tốt cuộc vận động “3 sạch” và tuyên truyền người dân tiếp tục chung sức cho từng cụm dân cư xanh - sạch - đẹp, huyện Kỳ Anh là địa phương đi đầu trong tỉnh triển khai thí điểm mô hình phân loại triệt để rác thải sinh hoạt. Theo đó, tại các xã thí điểm như: Kỳ Xuân, Kỳ Phú, Kỳ Đồng, sau khi người dân thu gom và phân ra 2 loại rác hữu cơ và vô cơ, HTX Môi trường và Quản lý đô thị huyện sử dụng 2 xe chuyên dụng để vận chuyển các loại rác đi xử lý.

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế nông thôn

Vụ xuân 2023, thôn Phú Minh (xã Kỳ Phú) được thâm canh trên cánh đồng lớn vừa hoàn thành dồn điền đổi thửa. Thay vì phải vất vả di chuyển sản xuất trên nhiều thửa ruộng manh mún, bà con được canh tác trên duy nhất một thửa ruộng lớn cùng bộ giống mới được cơ cấu phù hợp với sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Với sự đồng thuận cao của Nhân dân, toàn bộ 61,5 ha đất ruộng của thôn đã được thực hiện dồn điền đổi thửa, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Ông Hoàng Minh Luyến - Bí thư Chi bộ thôn Phú Minh cho biết: “Trên các cánh đồng lớn ở vụ sản xuất đầu tiên sau chuyển đổi, người dân bắt đầu khởi động sản xuất cùng một giống, một quy trình. Lần đầu tiên máy cấy lúa hiện đại được đưa vào ứng dụng trên cánh đồng do 4 hộ dân tham gia đầu tư cùng với sự hỗ trợ kinh phí của các cấp chính quyền. Đặc biệt, có 12 ha đã tiến hành liên kết với Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm để trồng lúa kết hợp nuôi cá theo quy trình sản xuất hữu cơ”.

Kỳ Anh phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào cuối năm 2023

Nông dân thôn Phú Minh (xã Kỳ Phú) canh tác trên duy nhất một thửa ruộng hơn 61 ha, cùng bộ giống mới, được cơ cấu phù hợp với sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

Ông Trần Bá Toàn - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kỳ Anh cho biết: Khởi động từ vụ xuân 2022, đến nay, huyện Kỳ Anh đã hoàn thành dồn điền đổi thửa tại 6 vùng của 6 xã, với tổng diện tích 294,23 ha (Kỳ Phú, Kỳ Phong, Kỳ Xuân, Kỳ Văn, Kỳ Giang, Kỳ Bắc), nâng tổng diện tích lên 346,03 ha. Toàn huyện có 49 vùng cánh đồng lớn, với tổng diện tích 685,23 ha, đang từng bước được tổ chức sản xuất cùng “một giống, một thời vụ, một quy trình” gắn với xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa lúa gạo Kỳ Anh.

Kỳ Anh phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào cuối năm 2023

Ngôi nhà trí tuệ thôn Nam Hải, xã Kỳ Hải đi vào hoạt động góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực, Kỳ Anh đã có thêm những điểm sáng cho bức tranh kinh tế nông thôn. Trong đó, chương trình mỗi xã một sản phẩm tập trung hỗ trợ những ý tưởng mới, chú trọng chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh xúc tiến thương mại và thúc đẩy chuyển đổi số.

Chị Nguyễn Thị Thùy Dung (thôn Thanh Hòa, xã Kỳ Thư) cho biết: “Với sự đồng hành của các cấp chính quyền và các cấp hội phụ nữ, đến nay, Cơ sở sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ thảo dược Dung Nguyễn đã đầu tư hơn 2 tỷ đồng để xây dựng nhà xưởng, trang bị máy móc, đồng thời đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, đưa các sản phẩm được sản xuất từ cây thảo dược, cây gia vị lên sàn thương mại điện tử”.

Kỳ Anh phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào cuối năm 2023

Ông Võ Ngọc Đàm ở thôn Đồng Trụ Tây, xã Kỳ Đồng thu hoạt ổi - sản phẩm đạt OCOP 3 sao đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Được biết, toàn huyện Kỳ Anh hiện có 20 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, trong đó có 2 sản phẩm đạt 4 sao. Tổng doanh thu của các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP trong năm 2022 đạt 78,154 tỷ đồng, đạt 106,5% so với cùng kỳ.

Phát triển các sản phẩm nông nghiệp theo hướng hữu cơ, tuần hoàn bền vững, huyện đã liên kết với Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm xây dựng mô hình sản xuất lúa hữu cơ, phục hồi môi trường, tái tạo nguồn rươi tự nhiên, quy mô 30 ha tại thôn Đậu Giang, xã Kỳ Khang; mô hình chăn nuôi lợn hữu cơ tại xã Kỳ Phong, trồng ổi hữu cơ tại xã Kỳ Đồng; xây dựng vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng đạt chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC với quy mô trên 2.000 ha tại Kỳ Tân, Lâm Hợp...

Kỳ Anh phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào cuối năm 2023

Thành quả bước đầu sau 2 vụ sản xuất hữu cơ tại cánh đồng thôn Đậu Giang, xã Kỳ Khang là rươi đã sinh sôi trở lại.

Chia sẻ với chúng tôi về những hướng đi vững chắc trên hành trình xây dựng huyện NTM, ông Hồ Huy Thành - Bí thư Huyện ủy Kỳ Anh cho biết: “Huyện đã phát huy tinh thần đoàn kết, đồng sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị đến từng người dân, tập trung nguồn lực hỗ trợ những địa phương còn khó khăn vươn lên đạt chuẩn. Trong chỉ đạo sản xuất, chú trọng phát triển các loại cây trồng bản địa, phù hợp với thời tiết, thổ nhưỡng của từng địa phương, gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp bằng giải pháp sản xuất sạch và gắn với chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc để xây dựng thương hiệu.

Bên cạnh đó, để tạo sự đồng thuận, lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp thường xuyên gắn bó với người dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và vào cuộc tháo gỡ vướng mắc ở cơ sở. Kỳ Anh sẽ tiếp tục tranh thủ tối đa các nguồn lực, khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa khát vọng và sự chung sức, chung lòng của người dân, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đạt chuẩn huyện NTM vào cuối năm 2023”.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa chấm điểm công nhận 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2025, trong đó, 2 sản phẩm đánh giá lại và 3 sản phẩm mới.
Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy thế mạnh của địa phương giáp biển để phát triển sản xuất, đảm bảo sinh kế, tạo nền tảng và động lực phát triển KT-XH.
Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Người dân Hà Tĩnh chuẩn bị bước vào vụ nuôi tôm xuân hè 2025. Bà Nguyễn Thị Hoài Thúy – Trưởng phòng Quản lý, nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh) đã có những khuyến cáo nhằm giúp người dân giành thắng lợi trong vụ nuôi sắp tới.
Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, cải thiện chất lượng đàn hươu, tập trung chế biến sâu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Mô hình nuôi lươn bằng bể không bùn của anh Nguyễn Quốc Hữu (xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) dự kiến cho thu hoạch khoảng 15-17 tấn lươn thương phẩm sau 10-12 tháng thả nuôi.
Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Những chuyến biển gần đây, ngư dân Hà Tĩnh trúng đậm nhiều luồng cá cơm, cá trích, mực, cá bạc má… tạo nguồn cung hải sản đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời mang về nguồn thu nhập khá.
Vũ Quang tươi mới

Vũ Quang tươi mới

Việc chú trọng xây dựng vườn mẫu, cụm dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp, cụm dân cư sinh thái… đã tạo điểm nhấn trong xây dựng nông thôn mới ở Vũ Quang (Hà Tĩnh).
Tuổi trẻ Đức Thọ thi đua lập thân lập nghiệp

Tuổi trẻ Đức Thọ thi đua lập thân lập nghiệp

Tuổi trẻ trên quê hương Tổng Bí thư Trần Phú (Đức Thọ - Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đầu tư, phát triển các mô hình kinh tế, góp phần nâng cao vị thế tổ chức Đoàn trong hệ thống chính trị.