(Baohatinh.vn) - Theo các ngư dân Hà Tĩnh, để giữ được thăng bằng và điều khiển thuyền thúng đi đúng hướng, phải quan sát hướng gió để vận dụng các kỹ năng chèo, kết hợp lực tay, chân phù hợp.
Do đặc điểm bờ cát thoải, tàu thuyền công suất lớn không thể vào bờ đổ hàng nên sau mỗi chuyến ra khơi đánh bắt, ngư dân xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên) thường sử dụng thuyền thúng để mang hải sản vào bãi Cồn Gò buôn bán.
Mỗi ngày, có đến hàng trăm chiếc thuyền thúng ra vào cảng cá Cồn Gò đổ hàng. Cũng chính vì thế mà những chiếc thuyền hình tròn với đường kính chưa đầy 2m này dường như đã trở thành một “đặc sản” ở nơi đây.
Cồn Gò là một trong những cảng cá sôi động nhất ở Hà Tĩnh.
Mỗi khi thuyền thúng cập cảng, các tiểu thương, người dân và du khách đã chờ đợi sẵn để đón những thứ hải sản tươi ngon.
Thuyền thúng có dạng hình tròn, thân làm bằng nhựa composite, vàng thúng có thể làm bằng nan tre hoặc không.
Thuyền có đường kính chưa đầy 2m với một mái chèo và dây thừng để buộc.
Dùng thuyền thúng không cần nhiều người lái. Thuyền không tốn quá nhiều công sức để vận hành, tuy nhiên cần phải nắm được những kỹ năng quan trọng để điều khiển.
Theo các ngư dân, trước khi chèo thuyền thúng, người chèo phải quan sát hướng gió. Nếu hướng gió thổi thuận chiều di chuyển, ngư dân sẽ không phải mất quá nhiều sức lực. Tuy nhiên, nếu gió thổi ngược chiều di chuyển, người lái sẽ phải giữ vững mái chèo, vận dụng nhiều lực tay và chân hơn để điều khiển thuyền đi đúng hướng.
Thuyền thúng thích hợp để đưa hải sản vào cảng hoặc đánh bắt gần bờ trong ngày. Với những chuyến đánh bắt xa bờ, dài ngày, ngư dân phải dùng thuyền có công suất lớn hơn.
Bên trong mỗi chiếc thuyền thúng, người dân có thể cố định thêm bằng các thanh tre để tăng độ chắc chắn.
Bên ngoài được quét chữ để dễ phân biệt, tránh nhầm lẫn giữa các thuyền.
Sau khi vào cảng đổ hàng, thuyền thúng lại ra khơi tiếp tục những hành trình mới. Không biết từ khi nào, chiếc thuyền thúng đã gắn liền với cuộc sống những người dân bám biển. Thô sơ nhưng gần gũi, những chiếc thuyền nhỏ nhấp nhô giữa từng đợt sóng chính là người bạn đồng hành không thể thiếu của ngư dân Hà Tĩnh trên mỗi chuyến vươn khơi.
Ngay sau khoảnh khắc giao thừa - trong những phút giây thiêng liêng khi đất trời giao hòa, nhiều người dân Hà Tĩnh đã tới đền chùa để cầu một năm mới Ất Tỵ bình an, hạnh phúc.
Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Khắp các tuyến đường ở khu dân cư nông thôn mới Hòa Thịnh (xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) đã ngập tràn không khí tết, sự no ấm, bình yên hiện hữu trong từng nếp nhà, ngõ xóm.
Đến với cảnh sắc rực rỡ tại Khu di tích Nguyễn Du (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) dịp xuân Ất Tỵ 2025, du khách sẽ được tham gia hội thi viết thư pháp, xem biểu diễn ca trù, trò Kiều, bói Kiều...
Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.
Xuất phát từ tấm lòng tận tâm vì cộng đồng, bà Trần Thị Tâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã tình nguyện gánh trên vai 2 trọng trách: Bí thư Chi bộ kiêm Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ.
Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được UNESCO vinh danh, danh tiếng quê hương càng lan tỏa, qua đó mang hình ảnh và con người Hương Sơn (Hà Tĩnh) đến gần hơn với bạn bè trong và ngoài nước.
Đến thời điểm hiện tại, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã cơ bản hoàn tất các điều kiện cần thiết, đảm bảo cho Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông năm 2025 diễn ra thành công tốt đẹp.
Cuối năm âm lịch, khi đào, mai bắt đầu bung nụ cũng là lúc các địa phương Hà Tĩnh dành nhiều tâm sức thực hiện các chương trình văn nghệ để biểu diễn phục vụ Nhân dân trong dịp Tết cổ truyền.
Lễ hội di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia Hải Thượng Lãn Ông năm nay sẽ được huyện Hương Sơn phối hợp với Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh tổ chức từ ngày mồng 8 đến 15 tháng Giêng.
Những ngày này, không khí mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ 2025 đã lan tỏa khắp các miền quê Hà Tĩnh, tạo nên khí thế sôi nổi, cổ vũ Nhân dân ra sức thi đua lao động, sản xuất.
Dù còn khá mới mẻ nhưng phong trào tập dưỡng sinh tâm thể đã phát triển mạnh mẽ, tạo nên một sân chơi bổ ích, lành mạnh cho người cao tuổi tại Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Chương trình “Xuân ấm tình người” tại huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) là hoạt động mừng Đảng, mừng xuân ý nghĩa, đồng thời chung tay giúp đỡ người nghèo đón Tết Ất Tỵ năm 2025.
Chương trình “Xuân ấm tình người” ở huyện Cẩm Xuyên sẽ huy động các nguồn lực chung tay hỗ trợ người nghèo đón tết và đem đến cho người dân Hà Tĩnh "bữa tiệc" âm nhạc đặc sắc với sự tham gia của các ca sỹ nổi tiếng: Hữu Kiên, Đình Dũng, Thái Học
Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Hôm nay, trong những ngày đầu năm mới đầy khí thế, Ban Biên tập, cán bộ, phóng viên Báo Hà Tĩnh lại được hội ngộ những người “gieo hạt” trên “cánh đồng xa” của mình trong tình cảm vô cùng thiết tha, trìu mến.
Bên cạnh du lịch biển, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái, năm 2025, loại hình du lịch nông nghiệp, nông thôn cũng là một trong những mũi nhọn của du lịch Hà Tĩnh.
Đêm nhạc là lời tri ân của quê hương Hà Tĩnh dành cho nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý, người đương thời sâu nặng nghĩa tình với mảnh đất, con người núi Hồng, sông La.
Lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã khép lại nhưng dư âm về tài năng, nhân cách của Đại danh y vẫn lan tỏa mãi trong lòng người dân Hà Tĩnh và muôn phương.
Chương trình nghệ thuật tại Lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã tái hiện chân thực, xúc động chân dung cao đẹp về Đại danh y của dân tộc.
Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Phát huy giá trị di sản Hải Thượng Lãn Ông nói riêng, các giá trị di sản văn hóa nói chung, Hà Tĩnh luôn ưu tiên nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp để đưa văn hóa phát triển toàn diện, trở thành sức mạnh nội sinh, động lực to lớn trên hành trình phát triển bền vững.
Đến thắp hương tại khu mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), người dân và du khách gần xa thành kính tri ân công lao to lớn của Đại danh y đối nền y học, văn học nước nhà.