Làm gì để tận dụng thời kỳ “dân số vàng”?

(Baohatinh.vn) - Theo con số chính thức được đưa ra tại hội nghị công bố kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân số Việt Nam hiện nay là 96.208.984 người. Việt Nam là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines) và thứ 15 trên thế giới.

Nhân ngày Dân số Việt Nam 26/12

Việc làm- vấn đề nóng bỏng

Các chuyên gia cho biết, tỷ trọng dân số từ 15 - 64 tuổi vẫn chiếm đa số, khoảng 68% tổng dân số. Như vậy, Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, khi mà dân số ở trong độ tuổi lao động vẫn đang gấp đôi số người ở trong độ tuổi phụ thuộc.

Đây chính là cơ hội tuyệt vời cho phát triển kinh tế - xã hội nếu có các chính sách phù hợp về phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là chính sách phát triển nguồn lực cho thanh niên, tạo việc làm, chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản, đảm bảo quyền bình đẳng giới.

Làm gì để tận dụng thời kỳ “dân số vàng”?

Khai thác được thời kỳ “dân số vàng ” sẽ tạo nguồn lực lớn cho đất nước (Trong ảnh: ĐVTN làm sạch môi trường biển ở Kỳ Anh). Ảnh Thu Trang

Trong các cơ hội ấy, vấn đề phát triển nguồn lực, tạo việc làm cho thanh niên vẫn là vấn đề nóng bỏng nhất. Thiếu việc làm dẫn đến di dân tự do, xuất khẩu lao động diễn ra ồ ạt. Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, từ năm 2006 đến nay, Việt Nam đã đưa hơn 1 triệu người lao động đi làm việc ở nước ngoài, chưa tính đến con số hàng nghìn người xuất khẩu lao động bất hợp pháp.

Không thể phủ nhận kết quả của việc xuất khẩu lao động trong việc giải quyết việc làm, mang lại nguồn ngoại hối lớn, góp phần đổi thay bộ mặt quê hương. Nhưng điều này cũng cho thấy, Việt Nam đang bị “chảy máu chất xám”, “chảy máu lao động”, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao.

Số thanh niên học giỏi, có trình độ tay nghề cao đang tìm mọi cách để ở lại sinh sống và làm việc ở nước ngoài bởi môi trường lao động chuyên nghiệp, thị trường hàng hóa sôi động mang đến nhiều cơ hội việc làm, tăng nguồn thu nhập cho họ. Và điều quan trọng nhất là cơ chế trả lương rõ ràng, minh bạch, làm nhiều hưởng nhiều, đóng thuế nhiều, làm ít hưởng ít. Bên cạnh đó, các chính sách cho người lao động được quan tâm.

Làm gì để tận dụng thời kỳ “dân số vàng”?

Thực tập sinh Hà Tĩnh được sang Nhật Bản làm việc. Ảnh: Dương Chiến

Dân số tăng nhanh, đặc biệt là số người trong độ tuổi lao động cao đang đặt ra bài toán cho Chính phủ, các bộ, ban ngành và các địa phương là phải từng bước giải quyết được vấn đề việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Nhiều giải pháp được đặt ra: Hướng nghiệp từ trong nhà trường, mở các trường dạy nghề cho thanh niên, các trung tâm, sàn giao dịch việc làm, các tổ chức đoàn thể cho vay vốn, phát triển việc làm, các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, doanh nghiệp phát triển thu hút lượng lao động không nhỏ v.v... Đặc biệt, gần đây, việc thu hút đầu tư FDI đã giúp nhiều doanh nghiệp đến đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động trong nước.

Tuy vậy, cơ hội việc làm vẫn chưa mở ra cho nhiều thanh niên bước vào tuổi lao động. Tình trạng thiếu việc làm, việc làm không ổn định, thu nhập bấp bênh, lao động thất nghiệp diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Thiếu việc làm dẫn đến tệ nạn xã hội, tình trạng vi phạm pháp luật diễn ra ở nhiều nơi.

Tạo môi trường sản xuất, kinh doanh, thu hút lao động

Việt Nam là nước đang phát triển, nhiều dự án, công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh mở ra ở nhiều địa phương, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh… thu hút nguồn lao động lớn. Nhà nước cần tạo cơ chế thuận lợi, thông thoáng và minh bạch cho các doanh nghiệp và hộ sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh việc kêu gọi đầu tư, tìm hướng phát triển.

Làm gì để tận dụng thời kỳ “dân số vàng”?

Nhà nước cần tạo cơ chế thuận lợi, thông thoáng, minh bạch cho các doanh nghiệp và hộ sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh việc kêu gọi đầu tư, tìm hướng phát triển. Ảnh: P.V

Khi nền kinh tế phát triển sôi động thì sẽ giải quyết được nhiều việc làm. Cùng với đó, các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp phải không ngừng tìm tòi sáng tạo, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp, có chính sách thu hút lao động giỏi, lao động tay nghề cao vào làm việc, giữ chân họ phục vụ lâu dài.

Nhiều bạn trẻ đang làm việc ở nước ngoài tâm sự, họ phải tìm mọi cách ở lại lao động vì về nước khó kiếm được thu nhập tương ứng với trình độ và công sức của họ bỏ ra. Các doanh nghiệp (kể cả FDI) gần đây thường lấy mặt bằng lương ở Việt Nam để trả cho lao động tay nghề cao nên họ không mặn mà.

Làm gì để tận dụng thời kỳ “dân số vàng”?

Khu kinh tế Vũng Áng - Hà Tĩnh tạo việc làm cho hàng ngàn lao động trong, ngoài nước.

Khi lao động trẻ, lao động chất lượng cao được trao nhiều cơ hội đồng nghĩa với việc “dân số vàng” được tận dụng.

Một giải pháp khác không kém phần quan trọng hiện nay là tăng cường giáo dục, quản lý người lao động. Khi người lao động có ý thức trau dồi nghề nghiệp, chuyên môn, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, bảo vệ tài sản của tổ chức, doanh nghiệp, không ngừng học hỏi và sáng tạo, làm chủ khoa học công nghệ, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu thì chính họ đã tự “cứu mình” trước khi “trời cứu".

Chủ đề Dân số KHHGĐ

Đọc thêm

Gieo chữ nơi đảo xa..!

Gieo chữ nơi đảo xa

Giữa muôn trùng biển khơi, các thầy giáo nơi huyện đảo Trường Sa vẫn ngày đêm cần mẫn trên từng trang giáo án. Những bài giảng của thầy đã bồi đắp thêm kiến thức, niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước cho những mầm non nơi biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, quy định rằng giáo viên không được dạy thêm có thu tiền cho học sinh mà họ đang trực tiếp giảng dạy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo Nghị định 177

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo Nghị định 177

Nghị định số 177 ngày 31/12/2024 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ cấp ủy, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.
Thuốc Tamiflu khan hiếm, loạn giá

Thuốc Tamiflu khan hiếm, loạn giá

Cúm hoành hành xuyên Tết, nhiều ca bệnh diễn biến nặng đẩy Tamiflu trở thành "hàng nóng", giá tăng vọt, bác sĩ cảnh báo nguy hiểm từ việc tự ý sử dụng thuốc này.
Hương Sơn nỗ lực "phủ sóng" bảo hiểm y tế

Hương Sơn nỗ lực "phủ sóng" bảo hiểm y tế

Năm 2025, Bảo hiểm Xã hội huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đặt mục tiêu bao phủ bảo hiểm y tế đạt tỷ lệ trên 96,5% dân số nhằm góp phần thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.