Liên tục điều trị khỏi Covid-19, phác đồ của Việt Nam được đánh giá cao

Sáng ngày 20/2, bé 3 tháng tuổi mắc viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19) được ra viện, đưa số ca mắc COVID-19 được điều trị khỏi lên 15/16 ca. Thành tích này có được là nhờ Việt Nam có phác đồ điều trị phù hợp, luôn luôn cập nhật với các nước trên thế giới.

Liên tục điều trị khỏi Covid-19, phác đồ của Việt Nam được đánh giá cao

Bệnh nhân mắc COVID-19 điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương được điều trị khỏi bệnh, ra viện.

Tính đến sáng 20/2, Việt Nam có thêm trường hợp bé 3 tháng tuổi mắc COVID-19 đã được chữa khỏi và ra viện, như vậy đã có 15/16 ca nhiễm virus Corona chủng mới được điều trị khỏi.

Đây là thành tích không nhỏ của Việt Nam với phác đồ điều trị phù hợp trong khi hiện thế giới chưa có thuốc đặc trị, vắc xin phòng bệnh này và dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên thế giới.

Chia sẻ về phác đồ điều trị cho các bệnh nhân nhiễm virus Corona chủng mới, Ths.BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, người trực tiếp điều trị cho các bệnh nhân nhiễm virus Corona chủng mới cho biết: “Ngay từ khi bệnh chưa xâm nhập vào Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn về chẩn đoán điều trị. Tất cả tài liệu của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã rất đầy đủ. Phác đồ điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona chủng mới tại Việt Nam cũng xuất phát từ những nghiên cứu của Trung Quốc và các nước khác, cũng như những kinh nghiệm của người thầy thuốc qua điều trị cho hàng trăm, hàng nghìn ca điều trị bên Trung Quốc và dựa trên thông tin từ những trung tâm nghiên cứu lớn của WHO. Từ những kinh nghiệm của đồng nghiệp, Việt Nam đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho mình. Hiện phương pháp điều trị của chúng ta là chưa cần những thuốc điều trị đặc biệt mà vẫn sử dụng những loại thuốc sẵn có theo từng tình trạng của mỗi người bệnh”.

Cũng theo Th.BS Nguyễn Trung Cấp, đến nay, phác đồ điều trị viêm đường hô hấp cấp do virus Corona chủng mới cũng liên tục được cập nhật. Bởi Trung Quốc liên tục có những nghiên cứu từ các ca mắc bệnh để tìm ra phác đồ phù hợp; họ nghiên cứu từ 40 bệnh nhân đầu tiên rồi đến vài trăm và hàng nghìn bệnh nhân nhiễm virus Corona chủng mới. Vì vậy luôn có những điểm mới, điểm cải tiến và Việt Nam luôn phải cập nhật. Có thể, phải rất lâu sau khi dịch kết thúc, các thống kê cuối cùng mới mang lại kết quả và cái nhìn toàn cảnh hơn về dịch COVID-19.

Theo đó, những người nhiễm virus Corona chủng mới, sau khi được điều trị khỏi, âm tính với virus thì không còn khả năng lây nhiễm bệnh cho người khác. Với bệnh nhân viêm phổi, nhưng không bị suy hô hấp, không cần thở máy, quá trình điều trị đơn giản hơn rất nhiều.

“Về nguyên tắc, khi người bệnh hết virus có nghĩa hệ miễn dịch đã đủ mạnh để quét sạch virus, họ sẽ không phát tán virus, không lây bệnh cho người khác và cho cộng đồng. Nhưng vì đây là bệnh mới, đòi hỏi chúng ta phải thận trọng, nên với các bệnh nhân đã xét nghiệm âm tính với virus, khỏi bệnh nhưng các bác sĩ vẫn tiếp tục theo dõi y tế tiếp cho các bệnh nhân này”, Ths.BS. Nguyễn Trung Cấp chia sẻ.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) nhận định: “Từng ca bệnh ra viện đã mang lại niềm tin cho cả cộng đồng ở Việt Nam và với cả thế giới khi dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp trên thế giới. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đánh giá cao nỗ lực này của Việt Nam. Hiện nay qua đánh giá sơ bộ, Việt Nam đã có đủ mô hình bệnh nhân gồm: Bệnh nhân trẻ, bệnh nhân già; bệnh nhân là trẻ em; người già có nhiều bệnh nền, nhiều tai biến…

Tuy nhiên, chúng ta đã điều trị hết sức tích cực và bệnh nhân vẫn khỏi bệnh, ra viện. Đặc biệt không có bệnh nhân nào tử vong, trong khi kể các các nước hiện đại như: Nhật Bản, Pháp cũng đã công bố có bệnh nhân tử vong. Đây là tín hiệu rất đáng mừng cho thấy những nỗ lực của các bác sĩ Việt Nam, nỗ lực của người bệnh và của các cơ quan quản lý đã cho ra những phác đồ điều trị trúng, đúng, không để người bệnh tử vong. Đặc biệt, tính đến giờ phút này cũng chưa có thầy thuốc nào của Việt Nam bị lây nhiễm bệnh, là những điều rất đáng mừng”.

Theo Tạ Nguyên/Báo Tin tức

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Nhiều năm trở lại đây, thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ ngày càng nhiều bởi sự tiện lợi, giá cả phải chăng và khẩu vị tương đối phù hợp với nhiều người dân Hà Tĩnh. Song, đằng sau sự tiện lợi đó liệu có tiềm ẩn những rủi ro về an toàn thực phẩm.
Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Người mang ánh sáng trở về

Người mang ánh sáng trở về

Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.
Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Trung tâm Xạ trị kỹ thuật cao - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đang từng ngày viết nên những câu chuyện hồi sinh từ lòng tin, từ nội lực ngành y tế địa phương và từ sự đồng hành của y học hiện đại.
"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

Chữa bệnh không phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, thế nhưng cơ sở khám, chữa bệnh của ông Dương Văn Ngọ (ở xã Thạch Trị, TP Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Câu hỏi đặt ra là công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của địa phương, ngành chức năng vì sao chưa phát huy hiệu quả?