Lộc Hà chuẩn bị tốt “4 tại chỗ” trước mùa mưa bão

(Baohatinh.vn) - Với quyết tâm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã chủ động các phương án, nhân lực, phương tiện để ứng phó với mùa mưa bão sắp tới.

Đẩy nhanh tiến độ các công trình

Đê Tả Nghèn (đoạn qua thôn Yên Điềm, xã Thịnh Lộc) là nơi thường xuyên bị mưa bão, triều cường tác động, gây hư hại nhiều lần. Vì vậy, trước mùa mưa bão năm nay, ngoài khu vực neo đậu tàu thuyền đã được gia cố, xây dựng thêm các mỏ hàn để tránh sạt lở thì hơn 100m đê bị sạt mái cũng đang được gấp rút sửa chữa, khắc phục để hoàn thành trước khi mưa bão đến.

Lộc Hà chuẩn bị tốt “4 tại chỗ” trước mùa mưa bão

Công trình sửa chữa đê Tả Nghèn (đoạn qua xã Thịnh Lộc) đang được thi công gấp rút để tăng khả năng phòng chống triều cường.

Ông Phan Vĩnh Liên - Cán bộ kỹ thuật của Công Ty TNHH Xây dựng, Thương mại, Du lịch Quê Hương (đơn vị thi công) cho biết: “Công trình có mức đầu tư 1,6 tỷ đồng, được chúng tôi triển khai thi công cách đây hơn 1 tháng.

Hiện đã xong các hạng mục như: rọ đá, ống bi, dầm khóa chân, đúc sẵn 1.800 cấu kiện và lát xong 5/7 ô mái bị sụt lở. Phần còn lại phải làm là: dầm mái, lắp ghép các cấu kiện đã đúc và lát mái khoảng 50m. Dự kiến công trình sẽ xong trước tháng 9 năm nay”.

Lộc Hà chuẩn bị tốt “4 tại chỗ” trước mùa mưa bão

Từng bị sạt lở nghiêm trọng, nhưng nay âu thuyền Thịnh Lộc đã được khắc phục tình trạng sạt mái và đã xây dựng thêm các mỏ hàn để tăng cường khả năng chống chịu trước thiên tai.

Cùng với tuyến đê này, 4 công trình khắc phục hậu quả thiên tai khác (bị hư hỏng trong các mùa mưa bão năm 2019, 2020) là: nhà làm việc xã Thịnh Lộc, đường cứu hộ xã Mai Phụ, trạm bơm Đồng Đội (xã Bình An) và khắc phục sạt lở đê sông qua xã Phù Lưu cũng đang được gấp rút sửa chữa.

Các công trình có tổng trị giá sửa chữa là 5,5 tỷ đồng, hiện đã hoàn thành được 60% khối lượng, khoảng hơn 1 tháng nữa sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng, phát huy công năng để góp phần giảm nhẹ thiên tai.

Lộc Hà chuẩn bị tốt “4 tại chỗ” trước mùa mưa bão

Để kịp tiến độ xây dựng xã NTM nâng cao, thuận lợi cho đi lại và đảm bảo an toàn trong mưa lũ, việc mở rộng, nâng cấp các tuyến đường GNTT ở xã Mai Phụ đang được gấp rút thực hiện.

Để giảm nhẹ hậu quả thiên tai, đảm bảo an toàn và chất lượng cho các công trình xây dựng, huyện Lộc Hà đã và đang tập trung kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo các địa phương, phòng ngành, đơn vị thi công trên địa bàn tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công, nhất là các hạng mục dễ gây cản trở dòng chảy, mất an toàn cao khi mưa bão đến.

Chủ động "4 tại chỗ"

Thạch Kim là xã nằm ở vị trí “đầu sóng ngọn gió”, năm nào cũng bị mưa bão, triều cường tác động nên công tác chuẩn bị ứng phó với thiên tai đã được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân địa phương chủ động thực hiện sớm theo thinh thần “4 tại chỗ”.

Đặc biệt, các phương án để ứng phó với bão lớn, cứu hộ cứu nạn tàu thuyền trên biển, neo đậu và chằng néo tàu thuyền khi vào tránh trú trong âu thuyền, cứu hộ đê khi xẩy ra tình huống xấu, di dời 400 hộ dân ở 3 khu vực xung yếu đến nơi an toàn... đã được xem xét cẩn trọng, chuẩn bị đầy đủ.

Lộc Hà chuẩn bị tốt “4 tại chỗ” trước mùa mưa bão

Nạo vét luồng lạch tại âu thuyền Cửa Sót để tàu thuyền thuận lợi vào tránh trú mưa bão.

Ông Phạm Duy Khánh - Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Kim cho biết thêm: “Chúng tôi đã xây dựng các phương án, kế hoạch, kịch bản để ứng phó với từng loại thiên tai, trong từng tình huống cụ thể. Ngoài xây dựng lực lượng xung kích tại chỗ với 70 người, chuẩn 5.000 bao tải, hàng ngàn m3 đất cát để hộ đê, địa phương đã ký hợp đồng với 5 tàu thuyền, 3 xe vận tải để trưng dụng khi cần...".

Không chỉ có Thạch Kim mà tất cả các xã, thị trấn ở Lộc Hà đều đã gấp rút chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó với mùa mưa bão sắp tới dựa trên đặc điểm tình hình của từng địa phương (ngập lụt ở Hộ Độ, Mai Phụ, Thạch Mỹ; sạt lở ở Hồng Lộc, Thịnh Lộc, Tân Lộc; triều cường ở Thạch Kim, thị trấn Lộc Hà, Thạch Châu…).

Lộc Hà chuẩn bị tốt “4 tại chỗ” trước mùa mưa bão

Nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh bão, lũ ở thôn Trung Sơn (xã Hồng Lộc) đang gấp rút thi công

Ông Trần Văn Nghĩa - Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà cho biết: “Để ứng phó với thiên tai hiệu quả, các phương án, kế hoạch phòng chống từ huyện đến xã đã được xây dựng và phê duyệt cách đây hơn 3 tháng. Ngoài các địa phương, lực lượng chức năng cũng đã được phân công, phân nhiệm cụ thể và tất cả đều đã tập trung vào cuộc.

Hiện tại, toàn huyện đã biên chế đủ 473 người vào lực lượng xung kích, tuần tra; ký kết với 50 chủ phương tiện các loại; chuẩn bị 68.000 bao tải, 1.900 tấm phên, 1.150 cây tre; hợp đồng đảm bảo 690 thùng nước, 265 kg lương khô, 22 tấn gạo, 1.430 thùng mỳ tôm và hàng chục tấn nhu yếu phẩm khác….”.

Chủ đề Thiên tai - bão lũ

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.