Mô hình liên kết “3 nhà” cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm ở Hương Sơn

(Baohatinh.vn) - Với 1.000 con lợn thương phẩm chăn nuôi theo hướng liên kết, ông Lê Văn Quyền (SN 1969, trú tại thôn 5, xã Sơn Trà, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) thu lãi hơn 600 triệu đồng/năm.

Mô hình liên kết “3 nhà” cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm ở Hương Sơn

Trang trại nuôi 1.000 lợn thương phẩm/lứa, cho thu nhập hơn 600 triệu đồng/năm.

Là con út trong gia đình nông dân có 8 anh chị em ở xã Sơn Trà, ông Quyền hiểu hơn ai hết nỗi nhọc nhằn của những người dân chuyên “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Khi trưởng thành, ông lăn lộn với đủ thứ nghề, từ đi phụ xe khách đến buôn bán hàng nông sản... “Đường học hành vốn dang dở nhưng bù lại trên thương trường tôi lại là người khá nhạy bén và may mắn, làm gì cũng gặp nhiều thuận lợi”- ông Quyền trải lòng.

Bởi vậy, đến năm 1997 khi xây dựng gia đình với cô gái làng bên (xã Sơn Long) vợ chồng ông đã có 1 cơ sở kinh doanh hàng tạp hoá, vật liệu xây dựng, phân bón, vật tư nông nghiệp khá rộng và bề thế.

Mô hình liên kết “3 nhà” cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm ở Hương Sơn

Toàn bộ nguồn thức ăn được Tổng Công ty Mitraco cung cấp.

Năm 2012, nắm bắt cơ hội khi địa phương có chủ trương khuyến khích các hộ dân phát triển kinh tế bằng hình thức đầu tư trang trại chăn nuôi liên kết với Tổng Công ty Khoáng sản & Thương mại Hà Tĩnh (Mitraco), ông Quyền đề xuất với chính quyền xã Sơn Long xin thuê lại mảnh đất 3 ha tại khu Bãi Trạng thuộc thôn 5 để đầu tư mô hình nuôi lợn thương phẩm.

“Ý Đảng hợp lòng dân”, đề xuất của ông Quyền được lãnh đạo địa phương nhiệt tình ủng hộ. Sau khi san lập mặt bằng, ông Quyền bắt tay xây dựng nhà ở, kho bãi, hệ thống xử lý biogas và 1 trại chăn nuôi lợn thương phẩm rộng 750m2 với tổng mứa đầu tư 1,6 tỷ đồng.

Thời điểm này, ông Quyền nhận hỗ trợ 250 triệu đồng của huyện Hương Sơn theo Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 29/8/2011 về quy định một số chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 - 2015.

Mô hình liên kết “3 nhà” cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm ở Hương Sơn

Sau nhiều năm miệt mài lao động, đến nay gia đình ông Quyền có kinh tế khá ổn định.

“Ngoài 250 triệu đồng được hỗ trợ, chúng tôi còn hưởng lợi lớn từ việc Nhà nước đầu tư làm 8km đường bê tông, hệ thống trạm điện biến áp đủ cung cấp cho 4 cơ sở sản xuất tại khu vực này. Đó cũng là động lực tiếp thêm sức mạnh và sự tự tin cho chúng tôi trong những ngày đầu tham gia mô hình chăn nuôi liên kết ”- ông Quyền cho biết thêm.

Tháng 6/2013, trại lợn của ông Lê Văn Quyền tiếp nhận 500 con lợn trọng lượng từ 20 - 30kg/con về nuôi. Quá trình nuôi kéo dài 3,5 tháng, khi lợn đạt 105 - 110kg thì Tổng Công ty Mitraco sẽ tiến hành thu mua và trả cho cơ sở chăn nuôi 2.500 - 2.800 đồng/kg lợn hơi. Ngoài ra, chủ cơ sở còn được thưởng từ 10 - 30 triệu đồng mỗi lứa nuôi nếu tỷ lệ chết nằm dưới ngưỡng 0,3% (100 con chết dưới 3 con).

Năm 2017, ông Quyền tiếp tục đầu tư 600 triệu đồng để xây dựng thêm 1 trại rộng 750m2, nâng công suất lên 1.000 lợn thương phẩm/lứa. Mỗi năm trang trại nuôi 3 lứa, mỗi lứa thu lợi trên 200 triệu đồng.

Mô hình liên kết “3 nhà” cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm ở Hương Sơn

Sau khi xuất lợn, chuồng trại được dọn vệ sinh khử trùng sạch sẽ.

Đối với mô hình nuôi liên kết, chủ trang trại phải đảm bảo chuồng trại đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu chăn nuôi quy mô lớn theo quy định của doanh nghiệp. Còn các yếu tố khác như: nguồn lợn giống, thức ăn, kỹ thuật phòng chống dịch bệnh, đến bao tiêu sản phẩm đều do Tổng Công ty Mitraco đảm nhận. Tuy nhiên, quá trình chăn nuôi, chủ trang trại phải tuân thủ chặt những quy định nghiêm ngặt về công tác phòng dịch, quy trình kỹ thuật, thức ăn, chế độ cách ly chuồng trại.

Đặc biệt, trang trại phải được dọn vệ sinh sạch sẽ, phun thuốc khử trùng, rắc vôi bột để phòng ngừa dịch bệnh sau khi lợn xuất chuồng. Vào những thời điểm dịch bệnh như: tai xanh, dịch tả lợn châu Phi xuất hiện, 100% công nhân buộc phải ăn ở tại trang trại, không được phép ra ngoài. Nhờ tuân thủ nghiêm các quy trình chăn nuôi nên từ khi đi vào hoạt động đến nay trang trại lợn của ông Lê Văn Quyền vẫn chưa “dính” dịch bệnh, duy trì sản xuất ổn định.

Mô hình liên kết “3 nhà” cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm ở Hương Sơn

Nhờ tuân thủ công tác phòng dịch nên nhiều năm lại nay trang trại chưa xuất hiện dịch bệnh.

Chủ tịch UBND xã Sơn Long Phạm Bình Luận cho biết: Trang trại của ông Lê Văn Quyền đảm bảo các tiêu chí môi trường theo quy định nên không ảnh hưởng đến cuộc sống của bà con nhân dân trong vùng. Đặc biệt, cơ sở còn tạo việc làm ổn định cho 4 lao động với mức thu nhập 6 triệu đồng/người/tháng.

“Trang trại của ông Lê Văn Quyền là một trong những mô hình có quy mô lớn nhất trong số 18 mô hình chăn nuôi liên kết với các công ty như CP, Mitraco trên địa bàn huyện Hương Sơn. Không chỉ đáp ứng được yêu cầu về môi trường, tạo việc làm thường xuyên cho lao động ở địa phương mà sự có mặt của trang trại còn có ý nghĩa đặc biệt trong việc tăng mức thu nhập cho xã Sơn Long trong hành trình xây dựng nông thôn mới nâng cao” - Phó Chủ tịch Hội Nông dân Hương Sơn Lê Đình Phước cho hay.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.