Trồng ổi, nuôi gà, lão nông ở Hương Sơn thu trên 400 triệu đồng/năm

(Baohatinh.vn) - Nhờ tư duy làm ăn khoa học, ông Phan Văn Hoà (SN 1957, trú tại thôn 3, xã Sơn Long, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã xây dựng thành công mô hình kinh tế cho thu nhập hơn 400 triệu đồng/năm.

Trồng ổi, nuôi gà, lão nông ở Hương Sơn thu trên 400 triệu đồng/năm

Ông Phan Văn Hoà cẩn thận bọc lại những quả ổi, tránh bị ruồi vàng chích hỏng

Năm 2014, ông Hoà góp vốn với 2 người ngụ cùng xã để đầu tư nuôi gà, trồng cây ăn quả tại khu đất rộng 2,5 ha thuộc thôn 4, xã Sơn Long.

“Thời điểm đó, huyện Hương Sơn có chủ trương khuyến khích các hộ phát triển nông nghiệp nên cơ sở của chúng tôi được nhận hỗ trợ 500 cây cam chanh giống CS1 trị giá trên 30 triệu đồng. Tuy nhiên, do không phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nên cam không ra quả, chết dần. Hơn nữa, do làm ăn chung đụng, không tìm được sự đồng thuận, nên đầu tư vào lĩnh vực gì cũng thất bại” - ông Hoà nhớ lại.

Tháng 10/2019, ông Phan Văn Hoà tiếp nhận lại cơ sở sản xuất hoang tàn, cỏ dại mọc um tùm. Cuối năm đó, ông lặn lội đến nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm những mô hình kinh tế thành công để chuyển hướng đầu tư. Đầu năm 2020, ông tìm đến Học viện Nông nghiệp Việt Nam mua 50 cây ổi giống và 100 cây cam giống V2 mang về trồng thử nghiệm.

Do tuân thủ quy trình kỹ thuật chăm sóc nên ổi Đài Loan và cam chanh giống V2 phát triển rất nhanh. Cuối năm 2020, niềm vui đến với ông khi vụ ổi đầu tiên cho kết quả rất tốt.

Trồng ổi, nuôi gà, lão nông ở Hương Sơn thu trên 400 triệu đồng/năm

Vườn nhà ông Hòa hiện có 700 cây ổi

Nhận thấy việc trồng cam V2, ổi Đài Loan là hợp lý và mang lại hiệu quả kinh tế cao, từ đó đến nay ông Hoà không ngừng mở rộng diện tích. Hiện trang trại của ông có hơn 700 gốc ổi, 300 gốc cam chanh V2 sắp đến vụ thu hoạch.

Theo ông Hoà, mỗi năm ổi cho thu hoạch 2 vụ, mỗi vụ từ 5 - 7 tấn. Với giá bán từ 30 - 40.000 đồng/kg, mỗi năm ông Hoà thu 150 triệu đồng từ cây ổi sau khi trừ chi phí.

Đối với 300 cây cam chanh V2, sản lượng ước đạt 5 - 7 tấn, với giá bán 20.000 đồng/kg, dự kiến đầu năm 2023 ông Hoà thu về khoảng 120 triệu đồng.

Trồng ổi, nuôi gà, lão nông ở Hương Sơn thu trên 400 triệu đồng/năm

300 gốc cam chanh V2 đã cho thu hoạch

Không dừng lại ở việc trồng ổi, trồng cam, ông Hoà còn đầu tư xây dựng trang trại gà trên diện tích rộng 1.000m2 với tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ đồng, nuôi gia công cho Công ty Japfa ComFeed của Indonesia (đóng chân trên địa bàn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc).

Theo đó, công ty đảm nhận cung cấp con giống, thức ăn, hướng dẫn quy trình chăn nuôi, hỗ trợ thuốc thú y và bao tiêu toàn bộ sản phẩm.

Gà được nuôi trong khoảng thời gian 45 ngày, trọng lượng đạt 3,2 - 3,4kg sẽ được công ty trả phí với giá 2.500đồng/kg. Mỗi năm có thể nuôi được tối đa 5 lứa, mỗi lứa gần 10.000 con (lãi 40 triệu đồng/lứa sau khi trừ chi phí).

Chăn nuôi gà để trồng cây ăn trái là giải pháp tối ưu, “nhất cử lưỡng tiện”, vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa có nguồn phân bón hữu cơ để đầu tư cải tạo đất, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây ổi và cây cam. Từ tháng 4/2022 đến nay, trại gà gần 10.000 con của ông đã xuất chuồng được 3 lứa, chuẩn bị xuất lứa thứ 4. Ngoài tăng thu nhập, mỗi năm trại gà còn cung cấp 35 - 40 tấn phân chuồng phục vụ cho trồng cây ăn quả.

Thời gian tới ông Hoà dự định sẽ tiếp tục đầu tư thêm 1 trại gà để tăng thêm nguồn thu nhập. Hiện tại trang trại của ông tạo việc làm thường xuyên cho 2 nhân công với thu nhập bình quân 6 - 7 triệu đồng/người/tháng.

Trồng ổi, nuôi gà, lão nông ở Hương Sơn thu trên 400 triệu đồng/năm

Hiện nay trại gà gần 10.000 con của ông đã xuất chuồng được 3 lứa, chuẩn bị xuất lứa thứ 4.

Ông Phạm Bình Luận - Chủ tịch UBND xã Sơn Long cho biết, trang trại của ông Hoà là một trong 3 mô hình lớn nhất của xã Sơn Long cho thu nhập trên 450 triệu đồng/năm. Cơ sở này từng thất bại nhưng vực dậy rất nhanh, trở thành mô hình “điểm” của địa phương. Trại của ông không chỉ người dân trong xã mà ở các địa phương khác ở huyện Hương Sơn cũng đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm.

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),
Khi cây lúa lên xanh

Khi cây lúa lên xanh

Dù phải đối mặt với áp lực thời vụ lớn và ảnh hưởng của mưa lũ bất thường, cây lúa vẫn bén rễ, vươn lên mạnh mẽ từ sự bền bỉ và tình yêu với đồng ruộng của người nông dân Hà Tĩnh.