Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng củng cố cơ sở vật chất trường lớp

(Baohatinh.vn) - Từ sự quan tâm của tỉnh, sự kỳ vọng của người dân trên vùng đất học, giáo dục Hà Tĩnh đã làm rạng danh truyền thống của quê hương bằng những kết quả đáng tự hào.

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng củng cố cơ sở vật chất trường lớp

Từ sự đầu tư các nguồn lực, cơ sở vật chất trường lớp ở Hà Tĩnh ngày càng được củng cố khang trang

Tiếp nối truyền thống, những năm gần đây, Hà Tĩnh có nhiều chính sách quan tâm phát triển giáo dục, bao trùm là Nghị quyết số 96/2018/NQ-HĐND về phát triển giáo dục mầm non và phổ thông tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo.

Ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: “Từ các nguồn dự án, chương trình mục tiêu và nội lực của các địa phương, Nhân dân, mỗi năm trung bình Hà Tĩnh được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố cơ sở vật chất trường lớp”.

Việc quan tâm đầu tư cho giáo dục đã trở thành phong trào lan tỏa từ miền ngược đến miền xuôi. Những ngôi trường tạm bợ đã và đang dần thay thế bởi những dãy nhà học cao tầng kiên cố, khang trang. Nguồn lực huy động giúp môi trường dạy học ngày càng được cải thiện hệ thống công trình cảnh quan, sân chơi, bãi tập phục vụ cho hoạt động giáo dục thể chất, kỹ năng sống cho học sinh. Đến nay, toàn tỉnh có 534 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt tỷ lệ 79,9%).

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng củng cố cơ sở vật chất trường lớp

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy được thực hiện ở các trường học, góp phần mang đến thành công cho phong trào đổi mới, sáng tạo trong dạy học. Ảnh tư liệu.

Sự quan tâm đầu tư của toàn xã hội đã tạo động lực cho đội ngũ giáo viên (GV) trong các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. 5 năm qua, phong trào “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” của ngành giáo dục đã không dừng lại ở việc đưa Nghị quyết 29-NQ/TW của Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo vào thực tiễn mà đây thực sự là nhiệm vụ chính trị hàng đầu được các nhà trường, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, học sinh toàn ngành nhận thức sâu sắc và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Tinh thần của sự đổi mới ấy bắt đầu từ trong tư duy, trong những trăn trở, nghĩ suy của đội ngũ GV và thể hiện rõ nét qua những giờ dạy thực tế.

Mục tiêu phát huy vai trò của người học, lấy học sinh làm trung tâm được các nhà trường, GV trăn trở. Cùng với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin, mô hình “trường học kết nối”, “trường học thông minh”, phương pháp đổi mới STEM, chương trình giáo dục phổ thông 2018… đã được các trường học triển khai thành công. Học sinh không chỉ được học kiến thức mà còn có điều kiện phát huy năng lực toàn diện, rèn luyện các kỹ năng sống.

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng củng cố cơ sở vật chất trường lớp

Việc học đi đôi với hành đã phát huy năng lực của học sinh. Ảnh tư liệu.

Sự quan tâm của tỉnh đối với ngành giáo dục còn được thể hiện qua các chính sách dành cho 250 GV cốt cán cấp tỉnh và chính sách đặc thù cho Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh. Sự ưu ái ấy đã ghi nhận xứng đáng những cống hiến của các thầy cô giáo.

Cô Nguyễn Thị Thanh Nhuần - GV Trường Tiểu học Bắc Hà (TP Hà Tĩnh) cho biết: "Được công nhận là GV cốt cán của tỉnh là một vinh dự lớn. Đây cũng là sự ghi nhận của nhà trường, của cấp trên đối với những nỗ lực của mình trong suốt chặng đường vừa qua. Tôi càng hiểu rõ hơn vai trò, trách nhiệm của bản thân, càng cố gắng hơn nữa để hoàn thành trọng trách của mình”.

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng củng cố cơ sở vật chất trường lớp

Chính sách đặc thù cho Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh đã tạo động lực cho các thầy cô giáo trong nhiệm vụ đào tạo chất lượng mũi nhọn. Ảnh tư liệu.

Có thể khẳng định, chưa bao giờ giáo dục Hà Tĩnh lại được quan tâm đặc biệt như trong giai đoạn hiện nay. Chỉ tính riêng trong 2 năm liên tục (từ năm học 2019-2020 và 2020-2021), UBND tỉnh đã đồng ý chủ trương cho tuyển dụng hơn 2.400 GV, nhân viên hỗ trợ phục vụ tại các trường mầm non. Việc tuyển dụng số lượng lớn GV không chỉ là giải pháp bền vững cho thực trạng thiếu GV đã tồn tại từ nhiều năm nay mà còn mở rộng cơ hội cho sinh viên mới ra trường, GV hợp đồng lâu năm.

Từ sự quan tâm của tỉnh, sự kỳ vọng của người dân trên vùng đất học, giáo dục Hà Tĩnh đã làm rạng danh truyền thống của quê hương bằng những kết quả đáng tự hào. Hà Tĩnh luôn giữ vững vị trí là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về chất lượng học sinh giỏi quốc gia, xếp thứ 7 trong cả nước đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và là tỉnh thứ 12 đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục THCS mức độ 2.

Chủ đề Đổi mới giáo dục

Đọc thêm

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.
Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.