Một tỉnh ở Việt Nam có hơn 15.000 lao động xuất khẩu, mỗi năm đưa về 1.000 tỷ đồng

Mỗi năm, tỉnh Đồng Tháp đưa hơn 1.500 người đi làm việc nước ngoài. Trung bình mỗi lao động gửi về cho gia đình 600-800 triệu đồng/năm.

Ngày 9/8, tại hội thảo Phát huy nguồn nhân lực đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, do UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp báo Lao động tổ chức, ông Phạm Việt Công, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh & Xã hội (LĐ-TB&XH) Đồng Tháp cho biết, hiện tỉnh có 15.472 người đi xuất khẩu lao động, chủ yếu đến làm việc ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc… Mỗi năm, họ mang về cho gia đình khoảng 1.000 tỷ đồng.

Toàn cảnh hội thảo (Ảnh: CTV).
Toàn cảnh hội thảo (Ảnh: CTV).

Theo ông Công, Đồng Tháp đặt mục tiêu mỗi năm đưa hơn 1.500 lao động đi nước ngoài làm việc. Để thực hiện được mục tiêu này, tỉnh đang có nhiều chính sách hỗ trợ lao động đi nước ngoài làm việc, cụ thể hỗ trợ chi phí đào tạo hơn 7,5 triệu đồng, cho vay tín chấp đến 90% chi phí xuất ngoại.

Ông Công cho biết thêm, theo thống kê, mỗi lao động xuất ngoại 3 năm sẽ tích lũy 600-800 triệu đồng. Nguồn tiền này đóng góp rất lớn vào công tác an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo của tỉnh.

Lao động xuất khẩu hồi hương có chuyển biến tốt về tư duy, nhận thức, có tay nghề. Nhiều lao động sau thời gian xuất ngoại, trở về địa phương đã thành chuyên gia, chủ doanh nghiệp, nhà quản lý.

"Sở đã và đang tiếp tục đề xuất và tham mưu lãnh đạo tỉnh tiếp tục hỗ trợ việc tìm hiểu, mở rộng thị trường ở các nước châu Âu, châu Úc... Tiếp tục tạo điều kiện cho người lao động có kiến thức, kinh nghiệm để trở về lập nghiệp, góp phần phát triển kinh tế.

Chúng tôi sẽ thực hiện chính sách hỗ trợ và khai thác, sử dụng nguồn thu nhập và kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng của người đi làm việc ở nước ngoài trở về địa phương", Giám đốc Sở LĐ-TB&XH phát biểu tại hội thảo.

Người lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản (Ảnh: CTV).
Người lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản (Ảnh: CTV).

Tại hội thảo, ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp chia sẻ: "Chúng tôi quan niệm rằng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài vừa nâng cao tay nghề, thu nhập đồng thời cũng là cơ hội để trau dồi kiến thức, kỹ năng, tác phong làm việc để tiếp tục phát huy sau khi trở về nước.

Không chỉ kiếm tiền, tỉnh luôn định hướng các em đi để học hỏi tư duy, nâng cao tay nghề, tác phong làm việc để sau khi về nước có thể lập nghiệp, làm chủ".

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, địa phương đang thực hiện các chính sách thúc đẩy khởi nghiệp, lập các câu lạc bộ, hội nhóm ngành hàng nhằm gắn kết cộng đồng lao động đi nước ngoài.

dantri.com.vn

Đọc thêm

Trao "cần câu" đúng người

Trao "cần câu" đúng người

Mô hình hỗ trợ sinh kế của địa phương đã tạo động lực giúp anh Nguyễn Văn Đấu ở Kỳ Thượng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vượt qua thời điểm khó khăn, vươn lên thoát nghèo.
Lão nông 40 năm "cày ải" trên đồng muối

Lão nông 40 năm "cày ải" trên đồng muối

Ông Nguyễn Tiến Dũng (trú thôn Châu Hạ, xã Thạch Châu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) gắn bó với nghề muối đã 40 năm. Ở tuổi 74, ông vẫn đang bám trụ với nghề đã nuôi sống gia đình gần cả cuộc đời.
'Hiến kế' nâng cao năng suất lao động quốc gia

'Hiến kế' nâng cao năng suất lao động quốc gia

Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đang áp dụng chế độ lương, thưởng, phúc lợi, nhà ở xã hội, tăng tốc chuyển đổi số vào sản xuất, kinh doanh... đóng góp hiệu quả vào tăng năng suất lao động.