"Mục sở thị" máy cấy trên đồng ruộng Can Lộc

(Baohatinh.vn) - Lần đầu tiên, trên những cánh đồng của huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) xuất hiện máy cấy lúa. Đây được xem như giải pháp mới cho cơ giới hóa nông nghiệp, vừa góp phần giải phóng sức lao động vừa nâng cao hiệu quả sản xuất cho bà con nông dân.

Trên cánh đồng của xã Quang Lộc, đông đảo bà con nhân dân tập trung nghe cán bộ huyện Can Lộc tập huấn kỹ thuật sử dụng máy cấy và hướng dẫn quy trình kỹ thuật bắc mạ, làm ruộng cấy. “Mục sở thị” máy cấy, bà con nông dân ai nấy đều trầm trồ và bày tỏ nguyện vọng mua thêm máy về sử dụng.

“Mục sở thị” máy cấy trên đồng ruộng Can Lộc

Đông đảo bà con nông dân xã Quang Lộc đến xem trình diễn máy cấy

Ông Đặng Hồng Kiệm – Chủ tịch UBND xã Quang Lộc chia sẻ: “Ưu thế vượt trội của loại máy này là cấy được mạ non, đơn giản, gọn nhẹ, hoạt động được trong nhiều loại địa hình, kể cả ruộng bậc thang. Với máy cấy này, trung bình mỗi giờ cấy được từ 400m2 – 600m2 ruộng tùy theo từng cỡ máy, công suất cấy bằng 8 - 12 lần người cấy bằng tay”.

“Mục sở thị” máy cấy trên đồng ruộng Can Lộc

Máy cấy có giá dao động từ 4 - 12 triệu đồng/máy tùy loại

Theo đó, tính trung bình, với một máy, một ngày và một người có thể cấy được từ 5-8 sào ruộng và chủ động được thời gian cấy, giảm được công vận chuyển mạ, lượng giống, lượng phân và thuốc bảo vệ thực vật, giảm giá thành sản xuất và nâng cao lợi nhuận.

“Mục sở thị” máy cấy trên đồng ruộng Can Lộc

Máy cấy có ưu điểm nhỏ gọn, dễ sử dụng

Không chỉ giải phóng rất nhiều sức lao động cho bà con nông dân, máy cấy lúa không gây ô nhiễm môi trường, góp phần chống biến đổi khí hậu. Đặc biệt, các loại máy cấy lúa có mức giá phù hợp với nguồn tài chính của bà con nông dân. Theo đó, một máy cấy có mức giá dao động từ 4 triệu đến 12 triệu đồng (tùy thuộc vào máy điện hay động cơ - PV). Vì vậy, ngay khi ra mắt tại chân ruộng, nhiều người dân đã đặt mua thêm máy cấy.

“Mục sở thị” máy cấy trên đồng ruộng Can Lộc

Đặc biệt, máy cấy có thể cấy được mạ non, thích hợp với giống lúa ngắn ngày của địa phương

Đến thời điểm này, toàn huyện Can Lộc có 52 máy cấy lúa đã được mua về tận chân ruộng; bao gồm: Quang Lộc (24 máy), Yên Lộc (3 máy), Thanh Lộc (3 máy), Thường Nga (2 máy), Tùng Lộc (17 máy), Song Lộc (3 máy). Để hỗ trợ bà con nông dân trang bị máy cấy lúa nhằm đẩy mạnh việc cơ giới hóa vào đồng ruộng, UBND huyện Can Lộc có chính sách hỗ trợ 50% kinh phí mua máy cấy cho bà con. Ngoài ra, các xã hỗ trợ 20%, còn lại là kinh phí của bà con nông dân.

“Mục sở thị” máy cấy trên đồng ruộng Can Lộc

Hướng dẫn kỹ thuật bắc mạ ở sân cho bà con nông dân

Bên cạnh đó, để hướng dẫn bà con ứng dụng máy cấy vào sản xuất, thời gian qua, phòng NN&PTNT huyện Can Lộc phối hợp với Trung tâm chuyển giao khoa học kỹ thuật và bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện tổ chức tập huấn hướng dẫn quy trình kỹ thuật bắc mạ ở sân, vườn, bờ ruộng lớn; cách tạo ra các dụng cụ cần thiết phục vụ cho việc bắc mạ; cách gieo mạ, làm ruộng cấy và thực hành máy cấy…

“Mục sở thị” máy cấy trên đồng ruộng Can Lộc

Tập huấn kỹ thuật làm đất bắc mạ

Ngay sau khi được tập huấn kỹ thuật, bà con nông dân huyện Can Lộc đã bước vào công đoạn gieo mạ, làm ruộng để cấy trong vụ xuân này.

Nói về chủ trương đưa máy cấy về đồng ruộng của huyện, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Can Lộc Phan Văn Cường nhấn mạnh: “Đây là cơ hội tốt để nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào đồng ruộng. Từ đó, làm cho chi phí và giá thành giảm, lợi nhuận tăng. Với các máy mua theo chính sách hỗ trợ của huyện, chúng tôi sẽ giao cho tất cả các thôn, xóm ở các xã trên để người dân dùng thử. Sau đó nếu thấy có hiệu quả, huyện sẽ nghiên cứu chính sách hỗ trợ bà con nông dân mua máy trong những mùa sau”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.