Ngân hàng di động đến với người dân vùng sâu Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Với dịch vụ mới của Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam, Hà Tĩnh là một trong 30 tỉnh được triển khai đề án điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng, đưa ngân hàng đến gần với người dân…

Sáng nay (18/12) là ngày đầu tiên Agribank Hà Tĩnh sử dụng ô tô chuyên dùng triển khai giao dịch tại xã Phú Gia (Hương Khê). Hàng trăm người dân háo hức có mặt từ sáng sớm để thử nghiệm cảm giác mới mẻ này.

ngan hang di dong den voi nguoi dan vung sau ha tinh

Thay vì 7km đường mới đến được Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT huyện, Chị Tăng Thị Lam (Tổ trưởng Tổ vay vốn xóm 11) chỉ mất mấy phút đã hoàn thành nộp lãi tại xe giao dịch lưu động

Chị Tăng Thị Lam (Tổ trưởng Tổ vay vốn xóm 11, xã Phú Gia) trước đây, sau khi thu lãi ở tổ của mình, cứ ngày 17 hàng tháng lại phải đi xe máy hơn 7 km lên nộp lãi tại Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT huyện. “Phải ngày nắng còn đỡ, vào những mùa mưa bão thì rất khó khăn, vất vả, có lúc bị chậm so với thời gian quy định. Bây giờ dịch vụ đưa về tận nơi, chỉ cần mấy phút là các giao dịch hoàn thành, không chỉ tiện cho những tổ trưởng tổ vay vốn mà cả khách hàng cũng có thể trực tiếp tiếp cận các dịch vụ với ngân hàng”, chị Lam cho biết.

Chị Trần Thị Thương (thôn Phú Thành, xã Phú Gia) cũng chọn hôm nay để gửi tiết kiệm lấy may tại xe ô tô lưu động của ngân hàng. Chị tâm sự: “Là khách hàng thân thiết của Agribank từ nhiều năm nay, tôi thường xuyên thực hiện các giao dịch vay, gửi tiết kiệm, chuyển tiền… để phục vụ cho sản xuất. Trước đây vì ngân hàng cách xa địa phương nên có nhiều lúc rất ngại di chuyển, nay có nhà băng về tận nơi, được giao dịch trong môi trường chuyên nghiệp, vừa tiết kiệm chi phí vừa an toàn tuyệt đối”.

ngan hang di dong den voi nguoi dan vung sau ha tinh

Dịch vụ tư vẫn hỗ trợ khách hàng thực hiện các giao dịch nhanh chóng, tiện lợi

Với mục tiêu mở rộng mạng lưới kinh doanh của Agribank ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, Đề án Điểm giao dịch bằng ô tô chuyên dùng do Ngân hàng Agribank Việt Nam xây dựng là “cánh tay nối dài” của ngân hàng trong việc cung cấp dịch vụ tín dụng và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Quan trọng hơn, đây sẽ là một kênh quan trọng giúp đẩy lùi tín dụng đen.

Ông Nguyễn Văn Nhân - Chủ tịch UBND xã Phú Gia cho biết: “Kinh tế của xã chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp nên nhu cầu nguồn vốn của người dân rất lớn. Đến cuối tháng 11/2017, dư nợ tín dụng của xã đạt 26,2 tỷ đồng với 402 khách hàng. Trong đó, có đến hơn 17 tỷ đồng là vay vốn qua các tổ vay vốn. Điểm giao dịch lưu động của Agribank đặt tại Phú Gia, người dân có thể tiếp cận tối đa các dịch vụ tín dụng, hỗ trợ phát triển sản xuất, góp phần đưa xã về đích nông thôn mới”.

Ngân hàng lưu động được tích hợp trên xe chuyên dùng với công nghệ kết nối hiên đại, có đầy đủ chức năng của một điểm giao dịch ngân hàng, được sử dụng con dấu và tư cách pháp lý của chi nhánh trực tiếp quản lý để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.

ngan hang di dong den voi nguoi dan vung sau ha tinh

Trong buổi giao dịch đầu tiên, điểm giao dịch giải ngân 570 triệu đồng, thu lãi 163 triệu đồng và 96 triệu đồng tiền gửi

“Ngân hàng di động” này sẽ cung cấp hầu hết các sản phẩm dịch vụ hiện đại như: nhận tiền gửi tiết kiệm, tư vấn, cho vay tín dụng, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, mở tài khoản tiền gửi thanh toán, thanh toán tiền điện qua ngân hàng, SMS - banking và các dịch vụ tiện ích khác.

Điều đáng nói, với nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, các thông tin khách hàng, quy trình thực hiện được bảo mật an toàn, có giám sát nghiêm ngặt.

Bà Nguyễn Thị Diên, Giám đốc Chi nhánh Agribank Hà Tĩnh:

Mục đích của đề án giao dịch bằng xe chuyên dùng nhằm đưa các sản phẩm tiện ích của ngân hàng đến với người dân vùng sâu, vùng xa. Hiện nay, mạng lưới của Agribank phủ khắp các địa phương với 350.000 khách hàng. Sau khi thử nghiệm thành công tại xã Phú Gia, Chi nhánh sẽ đề xuất triển khai trên toàn tỉnh, đưa ngân hàng đến gần với người dân hơn.

Trong buổi giao dịch thử nghiệm đầu tiên, “ngân hàng di động” đã đón hàng trăm lượt khách hàng đến giao dịch với tổng số tiền gần 1,3 tỷ đồng, trong đó tiền giải ngân là 570 triệu, tổng thu lãi là 163 triệu, số tiền gửi là 96 triệu và các hoạt động giao dịch khác.

Đọc thêm

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Năm 2024, Hà Tĩnh cán mốc thu ngân sách hơn 18.100 tỷ đồng, tăng 3% dự toán HĐND tỉnh giao. Mốc son này góp phần điểm tô thêm gam màu sáng cho bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh.
Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Xác định doanh nghiệp là “bạn đồng hành”, ngành Ngân hàng Hà Tĩnh đã trao cơ hội để doanh nhân chủ động thích ứng, mạnh dạn đầu tư, khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế.
Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc sản cam giòn Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang được người dân mở rộng diện tích với kỳ vọng xuất khẩu.